MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG - Trang 9

CÁI LẼ SỐNG CỦA TA

Nói đến cái Lẽ sống chân thật của ta là nói đến sự tự do phát triển của nó.

Làm sao cho mỗi người đều nhận thức được Bản Tánh – tức cái Sống của mình, và biết trở về với

Đó, sống trong cái sống của Đó mà không đèo bòng ham muốn sống trong một cái tận thiện nào khác

hơn cái tận thiện của mình _ đó là đã tìm ra được “cái lẽ sống chân thật của mình” rồi vậy.

Mình là cây hường thì sống theo cái sống của cây hường đến chỗ toàn thiện toàn mỹ của cây

hường.

Muốn được vậy, tự mình trước hết phải hết sức nghiêm khắc với dục vọng của mình. Nói đến Dục

vọng ta nên để ý điều này : bảo phải tuyệt dục là tuyệt lấy những dục vọng lăng quằng của Bản ngã, của

cái cảm giác sai lầm rằng mình và đời là cách biệt, của những lòng tham muốn cái ngoài của mình, đeo

đuổi theo ngoại vật mà quên mất cái Chân thể của mình, chứ không phải bảo tuyệt cả tình dục chân

chính của mình, cái lòng ham muốn trở về cái tận thiện tận mỹ của mình.

Tình dục là sự sống. Tuyệt dục là tuyệt sống hay sao ? Dục vọng sở dĩ có là tại mình chưa nhận

thấy cái sống thật của mình. Thay vì đem tham vọng của mình đeo đuổi theo ngoại vật, ta xoay chiều

đổi hướng đưa nó về con đường tìm cái người thật của mình, thì làm sao không đi đến chỗ chí thiện và

toàn phúc cho đặng ?

Nếu không nhận thấy được cái Quý nơi trong mà chỉ thấy cái Quý nơi ngoài, cái loạn đã bắt đầu

sanh ra nơi lòng mình rồi. Đã cho vật này là Quý là Đẹp, tất cũng phải có vật khác Quý hơn và Đẹp

hơn. Và cứ nếu như thế mãi mà đi tìm… thì cái Quý, cái Đẹp không biết đâu là cùng mà lòng tham

muốn của con người cũng không biết đến đâu là tận.

Người ta thường lấy Vinh làm sướng, lấy Nhục làm khổ, mà chính mình phần đông cũng chưa ai

biết sao là thật sướng, sao là thật khổ cả.

Sướng, theo phần đông, là thấy mình hơn được người ; - nhưng trái lại, khổ vì mình cũng còn thua

kẻ khác. Thế thì có sướng gì đâu mà gọi là sướng. Chẳng qua sướng hơn kẻ khổ, khổ hơn kẻ sướng mà

thôi. Thiên hạ tôn người hiền, trọng kẻ sĩ… chỉ tự mình xúi dục lòng tham lam tranh đấu của kẻ khác.

Lão tử đã biết mà nói trước : “ bất kiến khả dục, sử dân tâm bất loạn.”

Người ta, ai ai cũng vì hạnh phúc mà làm. Kẻ đi tìm bằng cách này, người đi tìm bằng cách kia, -

tuy phương pháp có khác nhau, chung quy cũng chỉ vì ham sướng sợ khổ.

Kẻ được học nhiều, tiền nhiều, quyền thế nhiều…sở dĩ tự xem là sướng, không phải vì tự họ cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.