suy nghĩ như thế _ nào dè mình chỉ suy nghĩ và hành động một cách mù quáng theo tạp tục chứ không
phải theo mình.
Nhân ảnh hưởng của cái “ta xã hội” ấy, - mà nhà duy vật mới bảo rằng “con người là con đẻ của
hoàn cảnh”, và cho đó là một chân lý tuyệt đối. Bởi vậy họ chủ trương : hãy sửa đổi xã hội thì sẽ sửa
đổi lại được con người ngay. Tin tưởng như thế, họ mới cố gắng cách mạng xã hội dù với một giá nào.
Chung quy người ta bắt cá nhân phải chịu sự uốn nắn theo chế độ sau cùng bị xã hội giết chết bản tánh
vùi lấp cá tánh của mình đi. Không ! Xã hội không làm gì giết chết bản tánh cùng cá tánh con người
được. Nếu bảo rằng con người chỉ là hoàn cảnh của hoàn cảnh thì tại sao cũng thời anh em cùng một
cha một mẹ, cùng sống chung trong một gia đình, chịu chung một giáo dục lại có thể không ai giống ai,
có khi lại xung khắc nhau vì lý tưởng mà phải xa nhau. Như thế hoàn cảnh chưa phải là yếu tố quyết
định trong sự đào tạo cá tánh con người.
Kẻ thấy rằng mình sở dĩ có hiểu biết chút ít chi đây là nhờ đọc sách nhiều của kẻ khác, tư tưởng
của mình sở dĩ có là nhờ tư tưởng của kẻ khác đem lại cho mình, đã quên rằng : nếu người ta có thể
truyền dạy được sự hiểu biết cao cho nhau thì xưa nay thánh nhân đã dậy được cả thiên hạ rồi, mà cha
cũng đã dạy đặng con, chồng đã dạy đặng vợ, anh đã dạy đặng em… đâu còn phải cần đến ta dạy nữa.
Ta quên rằng chỉ có sẵn sự hiểu biết nơi lòng ta rồi, ta mới nghe đặng lời nói của kẻ khác cùng một
hiểu biết như ta. Có đồng mới ứng, không đồng không ứng. Sách đọc ngàn kinh muôn quyển, thế sao ta
lại không chịu ai cả, lại chịu riêng một nhà thơ nào thôi ? Là vì mình với nhà văn ấy có chỗ đồng nhau,
như hai sợi dây lên đồng một cung bực. “Đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu”, đó là hiện tượng
mà khoa học vô tuyến gọi là “hiện tượng cộng hưởng”, và đó cũng là mật nhiệm của Tạo hóa để sự
trong “không” mà sanh ra “có”.
Đọc sách mà “ngộ” được điều gì, hoặc đọc một câu sách mà thấy thích chí, thấy cả một cuộc đời
mình thay đổi… đâu phải vì câu sách mới lạ ấy đem lại cho mình một tư tưởng tân kỳ nào mà chính vì
chính mình đã có sẵn nó trong tiềm thức, nhưng chưa có cơ hội, nay vì có chỗ tương đồng nên mới ứng
lên và làm vang động cả tâm hồn trí não mình như thế. Bởi vậy, có kẻ cho đó như là một sự gặp gỡ với
một người tri kỷ đã lâu ngày cách biệt vậy. Tâm hồn mình như có nhiều sợi dây đờn đã lên… chỉ đợi
chờ có tiếng gọi đồng cung điệu nơi ngoài… là ứng lên. Nhà khoa học thí nghiệm trong một ống chai
đốt cháy và khử sạch vi trùng, người ta chỉ để một vài con vi trùng thôi. Qua ngày sau, cả triệu vi
trùng sanh ra trong ống chai đó. Nơi đâu mà ra vậy ? Người ta nghiệm lại là tại con vi trùng kia có
một luồng sóng điện, bất cứ vật nào cũng là một luồng sóng điện thôi, nó làm cho trong không trung
rung chuyển và trong bầu không trung những con vi trùng như thế chưa thành hình và có dịp rung động
theo mà hiển lộ ra được.
Và chính mà Lão tử bảo “hữu sanh ư vô” vậy.