MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG - Trang 16

Nơi đáy lòng ta có biết bao cái sống đang ẩn tang mà chưa có cơ hội phát hiện ra, nên ta cảm thấy

như là một cái gì trống rỗng… Kịp khi đọc qua hay nghe qua một câu nào, liền cảm thấy rung động cả

cái người của ta lên, rồi tư tưởng bắt đầu tuôn ra như ngọn suối thao thao bất tuyệt. Trái lại, có nhiều

câu sách mà kẻ khác cho là hay tuyệt, thế mà đọc đến ta lại thấy tâm hồn ta thản nhiên bất động. Dù

cho có bắt chước kẻ khác mà khen… thì cũng chỉ làm một điều miễn cưỡng đấy thôi, chứ không chút gì

hứng thú cả.

Chỉ vì không để ý đến hiện tượng “đồng thinh tương ứng” ấy nên mới có kẻ tin tưởng là học được

của người là nhờ ân dạy dỗ của người, còn người dạy đời cũng tưởng mình đã dạy được người… mà

cậy công. Thực ra, những bậc “trước thơ lập ngôn” sở dĩ cảm hóa được người là vì một phần họ có

cái tài “khêu gợi” giúp cho kẻ khác thấy rõ được lòng mình, nhưng chắc chắn cái “công lao” của họ

chẳng khác gì “công lao” của vâng Thái dương chỉ phóng ánh sáng mình ra cho muôn hoa, hoa nào trổ

được thì trổ. Chỉ có những hoa nào đến thời phải trổ là trổ được hoa mà thôi, còn những hoa nào chưa

đến thời kỳ trổ thì cũng không làm cách gì trổ được trước thời gian hạn định của nó. Dù có nhiều điều

kiện khách quan thuận tiện cho sự phát huy của nó thì sự “trổ hoa” cũng phải chìu theo một thời gian

nào, nhiều hay ít, chứ không bao giờ chấp nhận thời gian cho được. Trước sau gì cũng phải có đến một

thời kỳ hoa phải trổ. Sự sớm hay muộn không phải là điều quan trọng : cần là trái cây phải để cho nó

“mùi” rồi mới nên hái. Huống chi về vấn đề giải thoát : đừng bao giờ lo đến “thời gian” và đừng bao

giờ tham muốn. Còn tham muốn giải thoát là không bao giờ giải thoát. Cũng như còn tìm Hạnh phúc là

không bao giờ có Hạnh phúc. Còn ham muốn, còn tham vọng thì không bao giờ đạt được ý muốn. Tôi

sẽ trở lại vấn đề này khi bàn đến cái đạo Giải thoát : tạo cho mình “nhân cách chân không”.

Đọc sách, có khi trước đây ta đã đọc qua đọc lại nhiều lần, không thấy hiểu, dĩ nhiên là cũng

chẳng thấy hay. Nhưng nay bỗng dưng đọc lại, thấy nó thâm trầm bát ngát làm sao… Là tại đâu ? Tại

trước đây “tam hồn” ta chưa hàm dưỡng đầy đủ, hoa lòng chưa đủ sức trổ nên đối với quyển sách ta

không thấy gì thông cảm.

Những kẻ nay theo chủ nghĩa này, mai theo chủ nghĩa kia là tại họ chạy theo thời lượng, hay nhất

thời hiếu dị mà theo thôi, chứ không phải nghe theo tiếng dội của than tâm như Malebranche khi đọc

quyển Traité de l’Homme của Des cartes… Hoặc vì họ là kẻ rất nghèo nàn đời sống bên trong vì bị

cái “ta xã hội” của họ rất dày bao bọc che dấu cái ánh sáng thật của Chân tâm, không sao phát huy ra

được. Vì vậy, những sự hiểu biết của họ, họ phải cố nhớ thuộc lòng, toàn là những cái hiểu biết ngoài

da, chứ không phải là cái biết trong xương tủy, trong múa huyết.

Biết rõ được cái “người thật” của mình là bước đầu vào con đường sáng suốt và giải thoát.

Làm cách nào để biết rõ “người thật” của ta ? Ở đây, không thể dùng đến phương pháp tích cực.

Tức là không cần phải tìm hiểu cái gì không phải là Chân thể của ta. Đó cũng là phương pháp “vi vô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.