vi” của Lão tử vậy. Hễ vén được mây mù thì mặt trăng mặt trời bèn sáng tỏ.
Muốn tìm hiểu cái “ta” không phải là Ta, những di truyền mà ta đã thụ lấy của hoàn cảnh xã hội,
tức là cái “ta xã hội” mà nhà phân tâm học gọi là “siêu ngã” nhà đạo học gọi là “Phi ngã” thì phương
pháp hay nhất là phải thật sự hữu tâm lấy từng hành vi tư tưởng của ta hằng ngày.
Nếu ta hữu tâm lấy từng hành vi tư tưởng của ta hằng ngày, ta sẽ thấy phần nhiều ta toàn là “mượn
cái mũi kẻ khác mà thở, mượn con mắt kẻ khác mà xem, mượn lỗ tai kẻ khác mà nghe, mượn óc phán
đoán của kẻ khác mà phê bình… tức là ta ưa cái ưa của kẻ khác, ghét cái ghét của kẻ khác, làm cái
làm của kẻ khác”. Nghĩa là sống theo cái sống của kẻ khác.
Có sống một cách hữu tâm như thế, mới thấy rõ được Mình, nghĩa là muốn trở về với Mình, phải
gột sạch tất cả những gì không phải của mình trước hết.
Nietzche nói rất chí lý : “Kẻ nào muốn tìm Chân lý, phải biết yêu kẻ nghịch mình, lại cũng phải
biết ghét bạn chí than của mình… Kẻ nào cứ mãi chịu làm học trò của Thầy mình là kẻ phi ân bội
nghĩa Thầy mình… Bởi các anh chưa tìm thấy anh, nên các anh mới tìm thấy ta. Ta bảo các anh phải
bỏ ta đi, để tìm cho được cái Người của anh!” (Ainsi parlait Zarathoustra).
*****
Tóm lại, cách mạng cá nhân là :
1. – Nhận chân được cái Chân Tánh của mình, gột sạch cái quan niệm nhị nguyên sai lầm của Bản
Ngã để trở về với cái “Sống Một” của mình.
2. – Phát triển cái “Sống Một” ấy đến chỗ cùng cực của nó, nghĩa là giải phóng nó ra khỏi cái
sống lầm nhận trận của Bản Ngã hay là cái sống trong quan niệm sai lầm của sự nhận thức nhị nguyên.
Tất cả những giá trị sai lầm của giới nhị nguyên như Thị Phi, Thiện Ác phải được một luồng mắt Nhất
Nguyên ôm trùm và bôi bỏ.
Cách mạng cá nhân là một sự thay đổi “nhãn quang” đối với cuộc đời. Muốn tìm thấy cái sống thật
nơi ta, cái “Sống Một” huyền đồng với tạo vật thì phải từ bỏ cái thói quen nhìn cuộc đời và sự vật
bằng cặp mắt Nhị Nguyên. Phải biết, trái lại, nhìn đời bằng cặp mắt Tam Nguyên. Với cặp mắt “nhị
nguyên” thì phải là phải mà quấy là quấy, không thể lẫn lộn nhau được. Với cặp mắt “tam nguyên” thì
giữa những sự mâu thuẫn hiển nhiên, vẫn thấy được một cái gì thứ ba, mà ta gọi là Đạo. Tâm và Vật,
Phải và Trái, Tốt và Xấu, Động và Tịnh là hai trạng thái đối đích của mọi sự mọi vật. “Giữa hai lẽ
mâu thuẫn ấy, có một cái gì nắm giềng mối của hai bên, bắt buộc chúng không thể rời nhau để mà dịch