cần tác dụng đến làm chi. Thần trí mà không tác dụng, không hoạt động, không dùng đến tất nó phải ngu
lờ đi, cái óc sáng tạo mỹ thuật của ta ắt rồi cũng theo đó mà tiêu lần đi vậy”.
Kể cái hại của văn minh cơ giới về mặt đạo đức, giáo dục, chánh trị,… còn rất nhiều không sao
kể hết được trong một bài tiểu luận ngăn ngắn thế này. Bấy nhiêu thôi thưởng cũng đủ chứng minh rằng:
thấy lợi và tưởng là lợi thật, lợi một cách tuyệt đối; thấy phải mà tưởng là phải thật, phải một cách
tuyệt đối đến tranh giành nhau vì lợi, hại, phải, quấy, nên, hư, vinh, nhục đến tương tàn tương sát nhau
thì thật đau đớn vô cùng.
Kẻ chỉ thấy có cái lợi mà không để ý đến cái hại của cái lợi ấy, cũng như kẻ chỉ thấy có cái hại
mà không để ý đến cái lợi của cái hại ấy là người chưa thông đạt sự lý.
Người Tây phương với ý thức thông thường cũng nhận thấy như thế, nên mới có những câu tục ngữ
như sau: “à quelque chose malheur est bon” (họa trung hữu phúc), hoặc “chaque mé daille a son
revers” (tấm huy chương nào cũng có bề trái của nó). Á Đông cũng có câu chuyện “ Tái ông thất mã”
của Liệt tử rất ngộ nghĩnh mà trước đây tôi đã có lần thuật qua.
Như thế thì cái triết ly quân bình đâu phải là một việc mới lạ gì! Cũng đâu phải đó là một thứ triết
lý bi quan như có nhiều người đã bảo, người ta thường khuyên ta phải lạc quan để mà sống, nhưng lạc
quan của họ bảo đây, phải chăng là một sự bịt mắt bít tai, dối mình dối người để đừng nhìn thấy những
gì mình không vừa lòng hạp ý. Không! Nó là một nhận thức khách quan về sự đời với một cặp mắt lạnh
lùng kia của tạo hóa vậy.
Vậy ta phải có gan bôi bỏ những ý kiến chủ quan yêu ghét của mình đi, để nhìn nhận sự đời y như
nó xảy ra, chứ đừng có nhìn nó với cặp mắt của kẻ chỉ mong mỏi cho sự vật trong đời phải xảy ra y
như lòng sở nguyện của mình…
THU GIANG NGUYỄN DUY CẦN
Sài thành ngày 22 tháng 5 năm 1960
B. CÁCH – NGÔN