giới người ta được nhàn hạ hơn xưa, nhưng cái thời giờ nhàn hạ ấy dùng để làm gì? Người đời nay
nhãn giới rộng vì nhờ cảm giác nhiều, nhưng sự đó có ích lợi gì cho tri thức chung không? Người nay
được muôn điều tiện lợi, có cái cơ hội, có thể sinh hoạt một cách cao thượng được, nhưng họ có biết
lợi dụng để mà tăng cao trình độ của mình không? Ta hãy có gan nhìn nhận rằng: quả chưa được như
thế, có khi trái hẳn lại là khác”.
Cái lòng hiếu dục, “chỉ cầu thỏa mãn những cái khoái lạc và nhục thể mà thôi, chỉ hì hụp trong
những cuộc tiêu khiển hèn hạ thô tục, không biết khao khát những chuyện siêu việt thanh cao”. Đó là
cái bản tánh của loài người phần đông. Phần đông người đàn bà cũng như đàn ông không thiết gì đến
sự đào luyện trí thức, không thiết gì đến văn hóa, cũng không thích sinh hoạt một cách cao thượng làm
gì. “Ở chỗ yên ổn tĩnh mịch thì họ không thể chịu được, dụng đến cái trí khôn để mà suy nghĩ, thì họ lại
cho đó là khó nhọc”. Bởi vậy “họ xô nhau ra ở thành thị, công việc hằng ngày chỉ có nhảy đầm, xem
hát, chớp bóng, đánh “banh” với lại đọc những tờ nhật báo nhảm nhí. Càng nhàn hạ, càng giàu có, thì
lại càng nhảy múa, càng chơi bời phóng túng bấy nhiêu. Cái tâm lý thông thường của loài người là làm
biếng, coi như bất kỳ công việc gì cũng tìm cách làm cho đỡ nhọc và rất ghét sự gắng công, mà, nhưng
chúng ta đã biết, không có gắng công thì tinh thần ta không bao giờ cao lên được.
“Bởi thế, văn minh cơ giới làm cho người ta được nhàn hạ chừng nào chỉ lại để nuôi cái tâm tính
lười biếng xấu xa ấy mà thôi. Đã nhàn hạ và không thích công việc gì khác khó nhọc, như học thêm là
một, thì cũng phải suy nghĩ cách để mà lãng phí cái thời gian nhàn hạ ấy một cách khoa học mới được
nghĩa là chẳng lẽ lại ngồi khoanh tay hay sao? Cho nên văn minh cơ giới vừa làm cho người được
nhàn hạ, lại vừa đặt thêm ra cái cách để mà lãng phí cái thời giờ nhà hạ ấy. Dường như đã mở cho
người ta được con đường rộng rãi thênh thang, rồi cũng tự ngăn lại không cho đi lên được nữa.
“Ngay như “cái lối chế tạo theo cỡ” hễ phát minh được cái máy gì thì liền chế ra được ngàn muôn
cái như thế ngay. Như thế đâu phải là không có ích lợi, nhưng cái lối chế tạo quá máy móc ấy mà đem
dùng về đường trí thức, tinh thần thì nguy”…
…”Cái máy, nó làm việc thế cho mình tất cả, luôn về nghệ thuật nữa. Trướ kia lúc chưa có máy
móc người ta phải tự nghĩ lấy cách mà tiêu khiển: kẻ nào thích âm nhạc thì tự mình đờn ca lấy, như
muốn lưu lại hình ảnh của ai thì phải tự cầm bút mà vẽ lấy. Ở xa thành thị nếu muốn nếm cái thú xem
hát, thì hiệp hội an hem nghĩ ra cách bày trò để mà diễn kịch. Nhờ vậy, nhờ sự bắt buộc mà đầu óc
thẩm mỹ của ta có cơ hội dùng đến và nhờ đó mà phát triển thêm lên. Ngày nay có khác. Muốn gì được
nấy, nhanh chóng dễ dàng. Muốn nghe đờn, nghe hát thì cứ vặn ngay cái máy hát là có ngay những
giọng véo von, tiếng đờn thánh thót nó làm hộ cho mình. Muốn lưu lại hình ảnh của một người nào hay
một cảnh vật nào thì cứ mở ngay cái máy chớp ảnh là xong. Muốn đi xem hát thì cứ đi ngay vào rạp
hát. Cái máy làm việc thế cho mình tất cả, vừa tiện lợi vừa mau lẹ, thì cái thần trí của mình cũng không