MỘT NGHỆ THUẬT SỐNG - Trang 43

những dân tộc dã man là những dân tộc sanh sản vô độ, gia đình họ đông như kiến, lúc nhúc trong

những chòi tranh eo hẹp bảy, tám đứa trẻ là ít. Số sanh sản của hạng hạ lưu thường thắng cái số sinh

sản của hạng thượng lưu. Và nhờ đó mà cuộc tiến hóa của nhân loại chậm lại, cái quân bình của tạo

hóa khỏi bị hủy phá.

Quân bình, tức là sự không thái quá không bất cập. Bởi thế bậc siêu nhân là những kẻ đã vượt quá

mức trung và luật quân bình, họ sẽ bị tiêu diệt dưới lực lượng của phần hạ đẳng thắng số. Những bậc

vĩ nhân phần nhiều là những kẻ ít sanh sản. Cây quý khó trồng. Cái lượng thường hay thắng cái phẩm

để giữ quân bình.

Trong trời đất không có cái gì thái quá mà trường cửu được.

Về pháp luật cũng thế. Nó là một sự cần thiết và rất có ích, nhưng khi nó trở nên phiền phức quá

lại sẽ biến thành một trở lực ghê gớm cho sự phát triển tự do tinh thần của con người. Ở đây, trước kia

có lẽ mỗi một người của chúng ta đã nếm qua cái mùi lai của chế độ độc tài, sống trong một cái lưới

dầy dặt pháp luật.

Dường như tạo hóa vì muốn duy trì sự sống nên thu bớt lại những sự vật nào tiến hóa rất mau lẹ.

Đạo Trời là, như Lão tử đã nói “tổn hữu dư, bổ bất túc”. Thảo nào thi sĩ Nguyễn Du cũng đã phải than:

“ Lạ gì “bỉ sắc tư phong”,

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.

Cái quan niệm về Quân bình này là nguyên nhân của cái quan niệm về công bình lạnh lùng của tạo

hóa mà Lão tử đã bảo “thiên địa bất nhân”, cái công bình mà khi ta càng quan sát nghiên cứu sâu

chừng nào không khỏi làm cho lòng ta ê chề chán nản chừng nấy.

Thật vậy, luật quân bình, nếu là một cái luật của tạo hóa để hạn chế lại cái thái quá của những sự

mà ta gọi là hư hèn, thì cái quân bình ấy sẽ vừa lòng ta lắm. Nó sẽ làm cho lòng ta phấn khởi trên con

đường tiến thủ tinh thần. Nhưng nếu nó lại cũng là một cái luật của tạo hóa để hạn chế lại những gì

thái quá của những công trình cao thượng thì cái luật ấy khiến cho ta khi nghĩ đến không khỏi phải đau

lòng.

Ích gì ta phải lo phấn đấu, đau khổ vì điều thiện, lẽ phải trong lúc mà tạo hóa âm thầm mưu cuộc

phản động để hạn chế: càng tìm cách làm cho lợi bao nhiêu thì sẽ phải bị một sự phản động ghê gớm,

hại thêm cũng bấy nhiêu. Một nhà xã hội học, nhân sự quan sát về sự tiến bộ về nghệ thuật, đã kết luận

rằng: “Bao giờ nghệ thuật tịnh tiến đến một trình độ khá cao rồi, tất phải khởi đầu suy thối lại. Ấy là

một cái luật chung cho tất cả các nghệ thuật từ cổ chí kim, từ Đông chí Tây.

Giáo sư Charles Nicole kết luận về quyển sách “La Nature” của ông, cũng có nói: “Ôi! tiến hóa!

Cái mà ta gọi là tiến hóa, có khác nào một con sông lôi cuốn bãi bờ theo nó. Ta đây có khác nào anh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.