cho phối cả văn minh sự vật vì văn minh nó cũng có cái tánh cách của một sinh vật, nghĩa là cũng có
cái sống, cái đau, cái chết của nó. Hễ đặng bề này thì phải mất bề kia: lợi hại thăng bằng để duy trì sự
sống điều hòa của vạn vật. Những phát minh mới mẻ về khoa học của nhân loại là một thắng lợi to tát
của chúng ta, nhưng liền đó nó cũng đã bị bù vào bằng những tai hại cũng tày trời hết sức rõ rang. Như
sự phát minh mới mẻ của thế giới cận đại về máy móc làm cho sự sinh họat của dân tộc thay đổi rất
nhiều: xe lửa, tàu bè, xe hơi, máy bay… thật là những cái kỳ quan rất tiện lợi cho con người ở thế kỷ
thứ 20 này. Các thứ ấy đã giúp các dân tộc được tiếp xúc nhau rất mau lẹ. Ranh giới tự nhiên hay nhân
tạo giữa các nước cùng các dân tộc đủ mọi màu sắc nhờ đó mà hòa hợp lẫn nhau, không còn cô lập
như xưa nữa. Văn minh tư tưởng của con người nhờ sự chung đụng không ngừng ấy đã biến đổi và trở
nên cao hơn xưa nhiều. Nhưng nếu người da trắng đem những cái hay của họ cho người da đen, da
vàng thì họ cũng mang theo cái dở rất tai hại không kém.
Trước đây, trước thời đại văn minh máy móc mà sự lưu thông không được quá mau lẹ như ngày
nay, có nhiều cái hải đảo xa xăm suốt đời không thấy một dấu chân người nào lạ mặt, họ bị đau khổ vì
một số chứng bệnh có hạn, nhưng với những chứng ấy nhờ cái luật cộng sinh quân bình nói trước đây
họ quen thuộc và chịu đựng nên không mấy gì tai hại. Ngày nay thì những dân tộc thiểu số ấy bị những
bệnh chứng Âu châu hoành hành mặc dù người da trắng cũng đem theo nhiều thuốc men để trị. Người
ta chỉ thấy người Âu đem nhiều thứ thuốc hay cho mình, mà không dè họ cũng mang đến cho mình
nhiều thứ bệnh hoạn mà người bản xứ trước kia không có. Họ chỉ thấy cái số thuốc, số nhà thương tăng
lên nên vội vàng cho đó là một sự tiến bộ.
Tóm lại, nếu các văn minh Tây phương cứ tiếp tục chế ngự thế giới như ngày nay thì có lẽ nhờ
những cách thức vệ sinh sẽ làm giảm bớt số bệnh nhân, nhưng đồng thời những sự hòa lẫn các mầu sắc
dân tộc cũng sẽ tạo thêm nhiều chứng bệnh mới lạ nữa. Trái lại nếu cái văn minh này mà thối lui hay bị
tiêu hủy thì các dân tộc bắt đầu sống cô lập, lẻ tẻ như xưa, bấy giờ họ sẽ có nhiều người bệnh vì thiếu
vệ sinh và phương pháp cứu chữa, nhưng họ cũng sẽ bớt nhiều bệnh chứng của văn minh kia đem lại.
Ở đây, chúng ta thấy một lần nữa, cái luật cộng sinh quân bình lại được toàn thắng.
Thử lấy thêm một thí dụ nữa về chiến tranh. Chiến tranh tàn sát đàn ông nhiều, cố nhiên dân số đàn
bà dư. Theo sự quan sát của các nhà bác học thì những nơi nào thiếu thốn đàn ông nhiều, số sinh sản
lại tăng về phía con trai. Chúng ta thấy đó cũng là một thứ luật quân bình để đừng có sự chênh lệch
trong tạo hóa. Ở đây tôi xin đánh một cái dấu ngoặc: sự nhận xét này có lẽ sẽ sai bởi vì cuộc chiến
tranh nguyên tử sau này sẽ tàn khốc và không dung tha đàn bà con trẻ gì cả. Nhưng không sao. Chừng
đó tạo hóa sẽ có những phản động khác để lập lại cái thế quân bình.
Ta lại cũng thấy các dân tộc văn minh tiến bộ chừng nào lại là những dân tộc đã mất nhiều về ý
nghĩa gia đình chừng nấy. Họ không ưa có con đông và tìm đủ cách để hạn chế sự sinh sản. Trái lại,