Thái quá cũng như bất cập đều là mất quân bình.
Người ta ở đời chỉ nhao nhao lo sợ sự quấy, sự hại mà quên rằng phải quấy, nên hư, lợi hại đều là
cái gốc quân bình của vũ trụ, Sự Sống, sở dĩ tồn tại đặng cũng nhờ sự quân bình của những lực lượng
tự nhiên đối lập ấy.
Tóm lại, ta có thể nói rằng: cái lợi đành là có lợi mà cái hại cũng có lợi nữa, lợi cho sự sống. Cổ
cũng như kim đều có những người quan niệm cuộc đời như thế : họ đồng nhận rằng Sống là Quân Bình.
*****
Giáo sư Georges Lakhowsky trong quyển “Le Secret de la Vie” có câu : Sống là quân bình giữa
những luồng điện Âm Dương, mà chết là sự mất quân bình ấy”.
Thuyết ấy, Đông Phương đã lấy nó làm căn bản y lý đã mấy ngàn năm rồi.
Quân bình là gì? Là hai bên đồng với nhau về lượng cũng như về phẩm. Ta nên để ý rằng: lắm khi
thấy có sự chênh lệch trong tạo hóa nhưng đó chỉ là sự mất quân bình tạm, kỳ thực thì sự quân bình
không bao giờ mất.
Nếu ta quan sát sự vật trong các hiện tượng vật lý hay sinh lý, ta sẽ thấy rõ rang cái luật quân bình
ấy. Nhà vật học gọi nó là quân bình của sự sống. Cái quân bình ấy không phải là cái quân bình “tịnh”
mà nó là cái quân bình “động”, căn cứ vào sự mãi mãi tuần lưu của vật chất : cây cỏ hút lấy hóa chất
dưới đất mà sinh sôi nảy nở, thú vật ăn cây cỏ đó, các con thú khác ăn lại các con thú ấy, những chất
mục nát của cây cỏ và loài vật sẽ lại trở về dưới đất. Các loại vi trùng dưới đất tiêu hóa các chất ấy;
phẩm của chúng trở thành hóa chất; cây cỏ lại hút lấy nó mà sống. Thế là xong một cuộc tuần hoàn. Cái
quân bình ấy là một lối quân bình thô sơ nhất. Nhưng , nhân đó nhà khoa học lại tìm thấy them được
một thế quân bình khác huyền bí hơn, tinh tế hơn. Ấy là luật quân bình cộng sinh tức là sự cộng đồng
sinh tồn của sự vật thù nghịch nhau. Các loài vật bị vi trùng đục khoét thường bị hại lúc ban đầu nhưng
rồi sau cũng quen lần với loại độc trùng ấy. Sự quen thuộc ấy một phần lớn cũng nhờ sự di truyền từ
đời này sang đời kia thành ra một thiên tính chịu đựng rất hiệu. Vì thế người ta hay dùng thuốc độc hay
tiêm vi trùng độc vào cơ thể để cho cơ thể họ làm quen với món độc trùng ấy. Sau này nếu có gặp
bệnh truyền nhiễm do các độc trùng ấy gây nên thì thể chất họ đã nhờ quen lớn trước nên lướt khỏi tai
nạn. Những độc trùng sống cái đời “chum gởi” ấy rốt cùng cũng không hại gì được các loài vật mà
chúng đụt khoét để sống đó. Quen với nhau rồi thì cũng sống thuận hòa với nhau không ai bị thiệt cả:
độc trùng không giết đặng bệnh nhân, mà đó cũng là một sự lợi cho chúng, bởi nếu bệnh nhân chết thì
nó cũng sẽ phải chết không nơi nương tựa. Nói thế, không phải bảo rồi không có bệnh, không có chết.