Nếu có bệnh, có chết, tức nhiên là vì độc trùng quá mạnh mà sức chịu đựng của bệnh nhân rất kém,
mất cả quân bình. Lối quân bình này giúp cho tạo hóa duy trì cái sống cho các loài vật.
Quân bình cũng có nhiều khi, đột nhiên, bị hoàn cảnh thay đổi, đảo lộn mà tìm lại không kịp thế
quân bình. Ta có thể ví cái quân bình của sự sống ta như cái quân bình của quả lắc. Cái quả lắc, nếu ta
kéo qua một bên sái cái vị trí tự nhiên của nó thì bao giờ nó cũng cố trở về vị trí cũ của nó. Nhưng
chẳng những trở về tới chỗ cũ, nó vượt qua cái vị trí cũ ấy để bù vào cái thái quá trước kia, nghĩa là
nó phải lắc qua lắc lại 5, 7 hiệp để tìm lại được cái quân bình trước của nó mới thôi. Trong lúc nó
đánh trả lại ngang với bên kia, mới thấy ta tưởng lầm rằng nó mất quân bình, nhưng kỳ thật đó là quân
bình hay là nói một cách khác đó là nó tìm cách để lập lại một cái thế quân bình của nó đã mất.
Trước kia tôi đã có nói, lắm khi ta thấy có sự thiên lệch trong tạo hóa, nhưng đó chỉ là một sự mất
quân bình tạm, kỳ thật không bao giờ có sự mất quân bình. Sự sống chẳng qua là một cuộc liên tiếp các
sự động và phản động để sửa lại cái động thái quá cốt để gìn giữ lại sự quân bình của sự sống. Mà hễ
động mạnh bao nhiêu thì phản động cũng mạnh bấy nhiêu để bù vào cái thái quá trước kia. Nhưng ở
đời ta phải nhớ cho kỹ : không có một cái động nào mà khỏi phải mất quân bình. Nghĩa là hễ động là
mất quân bình. Nếu cơ thể nào mà không có sức phản động lại, tức là cơ thể ấy phải chịu tiêu diệt.
Điều này rất quan trọng.
Như ta đã thấy, cái luật quân bình là cái luật của tạo hóa để duy trì sự sống mà cho rằng Quân bình
là cái luật giúp cho sự sống phát triển vô cùng vô tận về một mặt, trái lại, nó cũng dùng để mà hạn chế
sự phát triển quá sức của một loài về một chiều có thể tai hại cho sự quân bình chung cho các loài sinh
vật khác. Ta thử lấy một vài thí dụ cho dễ hiểu.
Bác sĩ Charles Nicole, người đã được giải Nobel về Y học, có nói: “ Bệnh dịch mà truyền lây cho
người này đến người kia là tại các con bò chét. Những xã hội tổ chức có vệ sinh không bao giờ có bị
bệnh ấy. Phải chờ cho có giặc giã, những điều kiện vệ sinh mất đi, chừng ấy bệnh nguy hiểm mới phát
lên một cách mãnh liệt tàn sát con người một cách đáng ghê sợ. Thật vậy, các giống dân sinh hoạt bẩn
thỉu, nhờ sống quen với các vi trùng học, nên chứng bệnh ấy đối với họ không mấy gì là tai hại. Trái
lại, các dân tộc văn minh sinh họat sạch sẽ lại là cái mồi thơm cho các vi trùng này, hễ khi họ vương
lấy chứng bệnh ấy thì nguy trăm phần trăm, hỏi cơ thể họ đối với giống độc trùng này không từng quen
nhau, nên họ càng bị truyền nhiễm và bị sát hại dễ dàng hơn. Lời nói của Charles Nicole ngẫm lại có
lý.
Ta thường thấy các anh chị ở đồng bái thường sống ngoài trời, thở hút không khí thanh sạch, chính
họ lại là cái mồi thơm cho vi trùng lao, nếu các anh chị em ấy bỏ đồng bái để sống cái đời sống chật
hẹp thiếu không khí ở thành thị. Trái lại, các anh chị ở thành thị đông đúc từ nhỏ đến lớn đối với cái
không khí nhơ bẩn ấy, đã quen nên cũng không tai hại gì cho lắm. Như ta thấy cái quy luật quân bình