địch ấy cũng đồng một gốc mà ra: Tuy hai mà là Một. Đó là chỗ mà Lão Tử bảo : “thủ lưởng giả đồng
xuất nhi dị danh”. Không có Âm thì Dương không nơi nương tựa, mà không có Dương thì Âm không
làm sao biến chuyển. Cũng như Yêu là điều kiện của Ghét, mà Ghét là do Yêu mà có.
Người ta ở đời, không một sinh vật nào là không thọ của Trời Đất một cái Sống. Cái sống ấy cùng
với Trời Đất là Một, một cái mầm toàn năng, toàn lực, toàn thiện, toàn mỹ.
Phận sự của ta là phải trở về với cái Sống – Một ấy, để Sống cái “ Sống Vô cùng” đồng với Trời
Đất đang ẩn núp trong đáy lòng. Một hiền triết Hy lạp nói: “ Nơi ta là một nguồn suối trong bất tuyệt,
hãy đào sâu mãi sẽ gặp”. (Epictète).
Phần đông, chỉ vì không biết trở về “nguồn Sống-Một ấy của mình, nên không thể nhận thấy được
chỗ toàn thiện của mình, mà chỉ thấy toàn là sản vật của hoàn cảnh xã hội mà thôi.
Không nhận thấy được sự toàn thiện của mình mới có sanh cái lòng đèo bong ham muốn cái toàn
thiện ngoài mình, bấy giờ mới có lấy sự Phải Quấy của người làm cái Phải Quấy của mình; lấy cái
Vinh Nhục của người làm cái Vinh Nhục của mình; lấy cái Lớn Nhỏ của người làm cái Lớn Nhỏ của
mình. Đâu có biết rằng cái Phải của người này đâu còn là cái Phải đối với người kia; cái Quấy của
người kia đâu còn là cái Quấy của người nọ. Không có cái Phải nào là cái Phải chung cho tất cả mọi
người, mà cũng không có cái Quấy nào là cái Quấy chung cho tất cả mọi người được. Vạn vật dưới
Trời, không vật nào tự nó là hữu dụng hay vô dụng cả.
Những danh từ Phải Quấy, Tốt Xấu, Vinh Nhục, Lớn Nhỏ… chỉ có cái giá trị tương đối mà thôi.
Muốn nói cho đúng hơn thì ta nên nói rằng : chỉ có những cái gì có lợi cho cái Sống của mình là Phải,
là Tốt, là Vinh, là Lớn… trái lại đều là Quấy, là Xấu, là Nhục, là Nhỏ cả.
Người ta sanh ra không phải là một vật Toàn Thiện ngay. Cái “Sống Vô Cùng” nơi ta, không khác
nào cái “Sống Toàn Mãn” của một cây kia hàm chứa trong một hột giống. Trong hột giống, đã chứa sẵn
cái mầm của tất cả cây sau này : lúc chỉ là một đọt xanh, rồi đến hồi đơm bong kết quả… phải trải qua
không biết bao nhiêu giai đoạn mới phát huy được tất cả sức sống của mình. Phận sự của ta, nếu có thể
gọi đó là phận sự, là phải thực hiện cái sống ấy đến chỗ chí thiện của nó. Có một cái gì vô cùng mãnh
liệt thúc đẩy ta mà ta không làm gì từ chối hay trốn tránh được.
Nên nhớ kỹ : tôi nói “đến chỗ chí thiện của mình” chứ không phải “đến chỗ chí thiện của kẻ khác”.
Nếu là cây hường thì phải sống cái sống toàn thiện của cây hường mà không đèo bong ham muốn cái
toàn thiện của cây lan. Và trong đời, không có cái toàn thiện nào là cao trọng hơn cái toàn thiện nào
cả. Đã là toàn thiện thì đều đồng như nhau cả.
Nhận chân đặng cái lý này rồi, người ta sẽ không còn ai xem ai hơn mình cả và mình cũng không tự
xem là hơn ai cả. Lão tử nói : “ Ta không muốn ai trọng ta như ngọc ngà mà cũng không muốn ai khinh