đại xưa cũ. Và để cho không quên chi hết về những thành tích hiển hách ấy,
để cho mọi người Xô viết biết rõ đồng bào mình đã đánh phát xít như thế
nào, đã thắng nó như thế nào, thì phải ghi tất cả, tất cả.
Tôi liền mang theo một tập vở to, đóng bìa cứng, và tôi bắt đầu ghi vào
đó thật là rành mạch địa chỉ các vị anh hùng hay những người đã chứng
kiến những sự việc quan trọng, nhất là những tấm gương anh dũng mà tôi
biết được.
Là thông tín viên chiến tranh, tôi bay nhảy từ góc mặt trận này đến một
góc mặt trận khác, khi thì tôi tới cùng quân du kích, khi thì tôi vào rừng,
nơi các biệt đội nhảy dù chuẩn bị đánh chớp nhoáng phía sau lưng địch, rồi
tôi lại trở về chiến tuyến ở Stalingơrát, về tuyến lồi Cuốcscơ ở Goócxun
Sépchengơrat, tới sông Visla, tới sông Naixơ, tới sông Spưtê, và đâu đâu tôi
cũng đã được chứng kiến cái bản lĩnh anh hùng của người Xô viết, đã làm
phai mờ cả những thành tích hiển hách của các bậc anh hùng xưa: Ivan
Xuxanin, Mácpha, Côgina, Côsơca người thủy thủ Xêbastôpôn, và biết bao
nhiêu người nữa mà lịch sử ta, văn chương ta còn nhớ tên, nhớ tuổi.
Suốt thời chiến tranh như thế là tôi đã ghi chép được sự việc về sáu mươi
nhăm câu chuyện thuộc loại ấy. Một trong những câu chuyện ấy kể lại buổi
gặp gỡ kỳ lạ với trung úy Vệ quốc Marétxép, phi công ở một phi trường
lâm chiến, gần Oren, thời tấn công đánh lấy thành phố ấy. Đó là đề tài cuốn
Một Người chân chính. Tôi đã rút ra từ những điều tôi đã ghi chép được hai
mươi bốn câu chuyện tôi cho là quan trọng hơn cả, điển hình hơn cả, bộc lộ
rõ hơn cả tinh thần của con người Xô viết. Và tôi đã viết thành những bài
truyện ngắn, tập hợp lại trong một cuốn sách lấy tựa là Người Xô viết
chúng ta.
Giờ đây, xong chiến tranh rồi, tôi cứ tiếp tục làm việc theo đúng phương
châm ấy, là kể những cái mà tôi đã chứng kiến. Trong truyện lấy tên là Trở
về, tôi đã cố gắng trình bày bằng một hình thức nghệ thuật một mẫu đời của
một anh thợ đúc nổi tiếng ở Mátxcơva. Đề tài của cuốn tiếu thuyết Vàng
cũng là lấy ra từ trong đời sống thực sự: nó kết liễu vào lúc tấn công trên
mặt trận Calinin, đầu năm 1942. Cái quan tâm đến sự xác thực đó, không