phải là một cái gì riêng cho một mình tôi chút nào. Đời sống của chúng ta,
trong chế độ xã hội chủ nghĩa, cứ ngày một đổi thay hoài; nó tiến lên, nó
cung cấp cứ mỗi ngày, mỗi giờ, cho nhà văn những đề vừa giản dị vừa say
mê, lấy ở kinh nghiệm hàng ngày thấy có. Người Xô viết, được lý tưởng
của chủ nghĩa cộng sản dìu dắt, đạt đến đỉnh cao của sự vĩ đại trong lao
động cũng như trong chiến đấu. Những công lao cao cả làm nên vì Tổ
quốc, ta cố suy diễn đặt để nó ra thì thật là rất khó, ngay đối với một nghệ
sĩ có trí tưởng tượng mãnh liệt nhất. Nhưng đời sống Xô viết chúng ta thì
cung cấp cho nhà văn biết bao nhiêu tâm tình thật vô cùng là phong phú.
Công tác làm báo luôn luôn đưa chúng tôi tiếp xúc với những người đáng
lưu ý nhất của thời buổi này, và cho phép chúng tôi được thấy những người
ấy trong lao động và trong đấu tranh. Nghề làm báo khiến cho mắt chúng
tôi sắc hơn, tai chúng tôi thính hơn. Riêng về bản thân tôi, thì những sự
việc mà đời sống hiến dâng cho, thay thế vào chỗ trí tưởng tượng văn
chương của tôi bị thiếu sót. Những nhân vật mà tôi phác họa ra, mà đời
sống vượt tràn ra khỏi những trang sách của tôi, hoàn thành cái gì còn chưa
hoàn chỉnh trong sách tôi: chúng tôi đã cùng nhau gặp gỡ nhau lại với anh
Marétxép ở Vácxava, không phải với danh nghĩa nhân vật và tác giả tiểu
thuyết, mà lần này với danh nghĩa cùng là đại biểu Liên Xô tại Đại hội thế
giới lần thứ hai của các Chiến sĩ Hòa bình. Malích Gápđulin, nhân vật
truyện Một anh hùng ca ra đời hiện lãnh đạo Viện Văn học trong Viện Hàn
lâm khoa học nước Cadắc và chị nông dân ở Pôntava, chị Uliana
Bialôgơrút, người đã cứu được lá cờ của một trung đoàn chiến xa, trong
truyện Lá cờ của trung đoàn của tôi, thì sau chiến tranh đã được tặng
thưởng huân chương về kết quả chị đã thu được trong vụ mùa củ cải. Được
chứng kiến hạnh phúc của những con người ấy, hoạt động say mê của
những con người ấy, lao động sáng tác của những con người ấy, lòng ta thật
là vui sướng không cùng không tận. Làm nhà văn ở xứ sở của chủ nghĩa xã
hội, là được hướng một hạnh phúc lớn lao không bờ bến.
Bôris Pôlêvôi
Mátxcơva