chính ủy rồi bước khỏi phòng, không nói thêm một lời.
Đêm đó bệnh của chính ủy nặng thêm. Anh chết giấc. Anh uốn mình trên
giường, nghiến răng và lớn tiếng la, rồi bỗng nhiên anh xỉu đi, người cứng
đờ và coi tưởng như đây là lúc tận số của anh rồi. Valixi, từ lúc hay tin con
chết đã không ở phòng lớn rộng và trống trải của mình nữa mà vô ngủ ngay
trong nhà thương, trên cái đi văng da trong căn phòng làm việc nhỏ của
ông. Bệnh của chính ủy nặng đến nỗi ông đã phải ra lệnh ngăn chỗ nằm của
chính ủy bằng một cái bình phong. Ai cũng biết thường hễ làm theo cách
đó thì thường là bệnh nhân sắp sửa sang “phòng số 50”.
Sau khi tiêm mũi thuốc hồi và bơm mãi cho thở dưỡng khí, mạch anh
đập trở lại, thầy thuốc gác Vaxili Vaxiliêvít trở về ngủ mấy giờ đồng hồ còn
lại trong đêm. Chỉ còn có Cơlaođia Mikhailôna sau bình phong, tâm tư
bàng hoàng và nước mắt ràn rụa. Mêrétxép cũng không ngủ được, anh tự
hỏi: “Lẽ nào thế là hết sao?”
Cuộc đau khổ của chính ủy kéo dài. Anh rên la và nói mê sảng. Qua
tiếng anh rên rỉ, có một tiếng gì anh một mực nhắc lại mãi với một giọng
nói khàn khàn. Mêrétxép tưởng anh đòi uống.
Cơlaođia Mikhailôna từ phía sau bình phong chạy ra tay run rẩy rót một
ly nước bưng ra. Bệnh nhân không chịu uống. Cái ly đụng vô răng anh vô
ích, nước chảy xuống gối, nhưng chính ủy vẫn không ngừng tiếng. Lúc nãy.
Mêrétxép chợt hiểu ra lời chính ủy nói: “Sống, sống”... Ngay trong cơn bất
tỉnh, con người đó, bằng tất cả sức mình, phản kháng lại với cái chết.
Chính ủy cuối cùng nằm im trở lại được và mở mắt ra. Cơlaođia
Mikhailôna lẩm bẩm:
- Thật là nhờ trời!
Rồi chị thở dài dễ chịu, định xếp tấm bình phong trở lại.
Chính ủy ngăn lại:
- Để nguyên đó tôi xin mà! Để nguyên đó, bé em ạ! Như thế dễ chịu hơn.
Và nhất là đừng có khóc! Đất đã ẩm ướt nhiều rồi, đâu cần thêm nước. Vậy
thế nào, thế nào hả? Bình thường đấy chứ, “cô tiên Xô viết”? Cô điều thực