MỘT NƠI ĐỂ NHỚ - Trang 125

con mãnh thú đó đã chịu cùng nằm chung lại với nhau và ngai vàng của
nhà vua đã được đặt ngay tại nơi đó.

— Vậy Thanh Long và Bạch Hổ là hai con thú ra sao?
Trần Văn Hiếu ngần ngừ một thoáng rồi nhoẻn miệng cười với

Joseph.

— Chúng tôi tin rằng hai con thú này là biểu tượng cho hai nguyên

lý Âm và Dương của sự sinh tồn. Con cọp trắng tiêu biểu cho nguyên
lý Âm, là giềng mối của bất định và đổ vỡ, còn con rồng xanh là biểu
hiện của nguyên lý Dương, giềng mối của khẳng định và của tốt lành,
ngoài ra chúng còn là biểu tượng của Đông và Tây nữa.

Joseph Sherman nhìn Trần Văn Hiếu tò mò hỏi tiếp.
— Nhưng làm sao ông có thể biết là ở đây chúng chịu hòa hợp với

nhau?

Chung quanh đây lúc này có nhiều quan lại triều đình quần áo chỉnh

tề đang hối hả tới lui khắp các khu vườn đầy hoa tươi xinh đẹp để vội
vào nội thành. Dọc theo các bức tường, bên trong nội điện có nhiều lính
canh phòng. Trông họ không khác gì những hình ảnh trong những
quyển sử mà anh có từ trong đó bước ra đứng đây canh gác. Đầu đội
nón chóp, giữa có chuôi đồng sáng choang, quai cột bằng vải trắng.
Joseph thấy người lính nào cũng đi chân đất, nhưng cườm chân của họ
đều cũng có quấn một khuôn lụa màu vàng, một màu sắc đặc biệt mà
Trần Văn Hiếu đã cho Joseph biết là chỉ có Hoàng Đế và những cận
thần mới được phép dùng mà thôi.

— Thật tình khó mà giải thích cho Monsieur Joseph hiểu được. Các

sĩ phu Việt Nam chúng tôi đã bỏ hết cuộc đời của mình để nghiên cứu
về vấn đề Phong Thủy. Đây là chữ của người Trung Hoa để chỉ về gió
và nước. Một nơi ăn chốn ở hay một nơi để cho ông bà, tổ tiên của một
người an nghỉ ngàn thu phải được chọn lựa làm sao cho được hoàn toàn
phù hợp với thiên nhiên mới được.

Trần Văn Hiếu mỉm cười rồi nói tiếp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.