MỘT NƠI ĐỂ NHỚ - Trang 255

MƯỜI BỐN

T

rên các con đường ngoằn ngoèo khắp đồng ruộng của tỉnh Nghệ

An, ánh trăng thượng tuần tỏa ánh sáng lờ mờ. Hôm nay là ngày 12
tháng 9 năm 1930. Đào Văn Lạt vội vã đạp xe trên các khoảng đường
đi về hướng Bắc, nơi một ngôi làng thấp thoáng đàng sau các rặng tre
từ đàng xa. Trời chưa sáng, dãy Trường Sơn ẩn hiện dưới ánh trăng
loang ánh bình minh như những nanh vuốt của con rồng. Hình ảnh núi
non trùng điệp này lúc nào cũng gây trong lòng Đào Văn Lạt một sự sôi
nổi đầy nhiệt huyết, nhứt là nơi này, nơi mà Lạt chào đời, núi non vùng
này với các gọp đá chạy dài ra tận biển khơi, Lạt nghĩ tới cội nguồn của
đời mình.

Quê hương của Đào Văn Lạt với núi rừng và biển cả bao vây những

cánh đồng sỏi đá, những cánh đồng không phì nhiêu bằng ở hai miền
Nam Bắc, nhưng những cánh đồng này nhiều thế hệ qua đã đào tạo nên
không biết bao nhiêu anh tài. Dân chúng ở đây đã quen với đời sống
đấu tranh để sinh tồn. Trong suốt đoạn đường lịch sử đấu tranh này,
những nhà lãnh đạo nổi tiếng đều xuất phát nơi đây mà ra. Vừa đạp xe,
Đào Văn Lạt lại chợt nhớ tới nơi này cũng là quê của Nguyễn Ái Quốc
nữa.

Suốt ba tuần lễ qua, hình ảnh của nhà lãnh đạo đảng Cộng Sản giả

dạng làm một tên phu xe kéo lúc nào cũng chờn vờn trong đầu óc Lạt.
Vóc dáng đầy thu hút của người đàn ông đó đã ám ảnh Lạt một cách kỳ
lạ và đặc biệt cái nụ cười và những lời chỉ trích mạnh bạo của người
đàn ông đó lúc nào cũng vang vang bên tai Lạt. Bây giờ thì Lạt tự đặt
vai trò của mình trong Đảng Cộng Sản Việt Nam. Dù vậy, với tất cả
lòng nhiệt thành sẵn có, Lạt vẫn thấy mình thường xuyên muốn chứng
tỏ với Nguyễn Ái Quốc là đường lối của ông ta không đúng, nhứt là sau
các lần hội họp kín với các chi hội Đảng tại địa phương này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.