Thay vào đó, cô cho lắp gương khắp các sảnh chờ thang máy. Cô tính (hóa
ra đúng như vậy) rằng mọi người sẽ chẳng nề hà gì vài phút chờ nếu họ có
thể dành chút thời gian đó để nhìn lại mình trong gương.
Nói cách khác, cô đã xử lý một vấn đề khác hẳn.
Thay vì tìm cách thêm thang máy hay thang cuốn hay làm sao để giảm
lượng người đi thang máy, cô tiếp cận một vấn đề khác và tự hỏi, “Làm thế
nào để thời gian chờ đỡ khó chịu?”
Hoặc hãy giả định bạn là cảnh sát trưởng của một thành phố gần biển những
năm 1960. Thành phố này là một trong những tụ điểm du lịch của sinh viên
trong kỳ nghỉ xuân.
Những người kinh doanh trong thành phố hoan nghênh nguồn thu từ đám
sinh viên này, nhưng năm này qua năm khác, đám sinh viên (chủ yếu là
nam, vì đây là thời kỳ trước phong trào giải phóng phụ nữ) ngày càng trở
nên phá phách.
Tệ hơn nữa là việc tạm giam qua đêm do say sưa quấy phá, do phá vỡ trật
tự hay có những hành vi đồi trụy hoặc đập phá tài sản cũng không ăn thua.
Thực vậy, điều này chỉ khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, vì tạm giam
trở thành một dạng “huân chương danh dự” của lòng tôn kính, niềm tự hào
của đấng nam nhi. Nếu một sinh viên chưa bị tạm giam thì chứng tỏ anh ta
chưa hòa nhập được với không khí vui chơi, chưa ngồi tù thì anh ta chưa
phải đàn ông.
Do vậy bạn quyết định mạnh tay hơn: Chỉ cho họ bánh mỳ và nước.
Sai lầm.
Giờ thì thậm chí cả những anh chàng không uống rượu cũng giả vờ say để
bị bắt giữ, để khi được thả ra họ có thể huênh hoang về việc bị giam chỉ