với những gương mặt lỳ lợm khoác bộ đồ rằn ri sục sạo nhòm ngó vào từng
kẹt nhà, từng ngõ xóm. Sáu giờ chiều, cửa ngõ mọi nhà đã đóng im ỉm.
Làng An Đôn, làng Liễu Nam, làng Văn Xá Thượng, làng Cổ Bi, Hiền Sĩ,
Lại Bằng dân bị quét sạch dồn về dưới đường lộ. Bảo an, lính nghĩa quân
phòng vệ dân sự - ba cấp lính nghĩa quân - có vũ trang cùng với các sư
đoàn bộ binh vùng I chiến thuật canh giữ đồng bằng. Chưa đủ! Những toán
lính "mũ nồi xanh" - đồng bào vùng ven gọi bằng danh từ "Mỹ lết" - tăng
cường cho các đoàn bình định ở xã. Vẫn chưa an tâm! Thêm một tuyến
phòng thủ bằng rào dây thép gai cao hai mét dài từ ngã ba An Hòa ra thấu
sông Bồ chắn sườn phía tây con lộ. Vẫn chưa an lòng! Sư đoàn lính Mỹ bay
lên chiếm cứ các cao điểm miền Tây Bắc Huế, càn rừng...
Và có lẽ..., cũng chỉ có ông Thọ cùng với một vài người trong cơ quan
thành ủy biết được sự thật về vụ cách mạng xử tên xã trưởng Thừa và Ba
Xuân vào một đêm đã lâu. Một đơn vị vũ trang huyện về đánh chiếm La
Chữ. Tất nhiên, bữa đó chẳng gặp địch. Thằng Thừa ác ôn khét tiếng bị bắt.
Dì Ba Xuân và Hạnh đều bị trói chặt vào chân giường và bịt mắt. Ba Xuân
và tên Thừa ác ôn được giải ra chợ La Chữ để tòa án cách mạng xét xử. Rất
đông bà con trong ấp tới dự. Sau khi vạch rõ tội trạng của Ba Xuân và tên
Thừa, tòa án cách mạng công bố xử tử, việc đó sẽ được tiến hành ở trên
núi. Vợ Thừa vật đầu kêu khóc. Ba Xuân giữ thái độ im lặng, ông đi cách
tên Thừa một quãng trước những đôi mắt vừa ngạc nhiên vừa khiếp sợ của
dân làng La Chữ.
Dì Ba Xuân giấu bặt chuyện lên xanh của chồng. Những ngày Tết
Mậu Thân, dì không được gặp ông. Bà chỉ nhận được một lá thư. Ông báo
tin đang đưa một cánh quân đánh vào phía Nam Huế. Ông Thọ gặp riêng dì
Ba động viên:
- Chú Ba giờ đã là "cấp côi" rồi đó cô Ba, cô phải ráng tiến cho mau
kịp chú nó nghe!
- "Cấp côi" là ra răng, anh Bốn?