chương. Cứ thế ông cho bài thơ tôi viết năm 1957 nhất định là quan trọng
lắm, chả thế mà chữ viết << to bằng cả hạt đào >>. Thật ra đây là bản <<
chứng cớ tội phạm >> trưng bày để phê phán, nhưng theo cách suy nghĩ
đánh giá của ông nó lại giành được một vị trí đặc biệt. Nghe ông bô bô gào
thét, các tù nhân lao cải khác đều quay nhìn cả về tôi, ánh mắt long lanh vẻ
kinh ngạc và tôn kính. Tôi lẳng lặng không nói gì, vẫn lom khom cắm cúi
làm cỏ, nhưng trong lòng bất giác vừa đau buồn, vừa kiêu hãnh. Chín năm
đằng đẵng đã trôi qua, nhưng ở ngoài kia người ta vẫn túm chặt không
buông tha tôi, lại còn đem thơ tôi ra << biêu giễu cảnh cáo >>
Nhưng mặt khác, điều ấy chẳng chứng tỏ tôi đã trở thành một nhân vật lịch
sử đó sao?
Nhân vật lịch sử thật ra là do quần chúng tạo dựng nên, không hoàn toàn do
công hay tội lớn nhỏ của bản thân người ấy quyết định. Miễn là không bị
lãng quên ta trong bất cứ << phong trào quần chúng >> nào là ngườI ấy
đương nhiên giành được vị trí lịch sử nhất định. Và số phận của nhân vật
lịch sử là do lịch sử chi phối, chứ không hề tùy thuộc vào ý chí của bản
thân anh ta. Tôi đứng lên vo viên nắm cỏ dại trong tay, vứt lên bờ ruộng.
Tôi nhìn ra dẫy núi xa xa trang nghiêm và trầm mặc. Tôi cúi xuống rẽ mạ
ra tìm cỏ dại, mặt nước bùn đục ngầu lấp lánh phản chiếu những vòng sáng
long lanh, triền miên biến ảo. Ôi! Hai bức tranh đó chính là lịch sử: ổn định
và biến hoá. Là con người, thì vừa phải lấy bất biến ứng vạn biến, lại vừa
phải ráng sức tìm kiếm cái đa biến, để thích ứng với lịch sử!
Khi tôi một lần nữa đứng lên, vứt đám cỏ dại khác lên bờ ruộng, tôi chợt
thấy mình to ra, cao lên khác nào một anh hùng trong bi kịch. Tôi đưa mắt
nhìn các bạn tù đang cắm cúi làm cỏ ở quanh mình giống như chúa Giêsu
trên cây giá thập tự ở Bãi Sọ nhìn hai tên cướp đứng hai bên tả hữu, tự nhận
<< tôi là con của thánh thần >>, vậy mà trong lòng trào dâng nỗi thương
xót nẩy sinh từ cảm giác ưu việt về tinh thần.
Cám ơn ông đã cung cấp tin cho tôi!