bùn nước lõng bõng. Tào Học Nghĩa khoác cái áo mưa vải nhựa bộ đội,
ngoác mồm ra hét lớn:
- Mau! Đàn ông đi tất! Đàn bà ở lại trông nhà. Nhất thủy nhì hỏa, lụt thì lút
cả làng, không chừa một ai, không nhà nào thoát được đâu!
Gào lên một thôi một hồi như vậy, gào đến lạc cả giọng đi, mọi người mới
vỡ nhẽ là sự thể quả cực kỳ nghiêm trọng. Thế là tất cả cánh đàn ông vác
cuốc vác xẻng, khiêng lồng khiêng sọt, lội bùn bì bõm, dồn cả lên phía tây
xóm. Đàn bà vội vã chạy vào nhà, bế con ẵm cái, leo hết lên giường ngồi.
Tiểu đội trưởng chăn nuôi dẫn cánh chăn ngựa, chăn cừu, chăn bò, nuôi
lợn….đến nhà kho ôm bao tải ra xúc cát đổ vào để ném xuống chỗ đê vỡ.
Còn cách rất xa, đã nghe tiếng la hét om sòm, quát tháo ầm ĩ phía đập
mương cái, đến khi họ bò lê bò lết lên đến nơi, thì ở đó đã đông nghịt
người. Bà con trong công xã cũng kéo đến, còn đông hơn cả công nhân
nông trường chúng tôi, đội nào đội nấy chỉ lo bồi đắp gia cố đoạn đập nhằm
đúng ngay vào xóm mình. Làm như là nếu vỡ đoạn khác thì nước chẳng
tràn về xóm mình. Người ta trèo lên trèo xuống trên bờ đập mương cái, cứ
như một đàn kiến vỡ tổ.
Mương cái chưa vỡ, nhưng ở phía tây bờ đập, thì quả là mênh mông như
biển cả. Từ bờ đập tôi đang đứng cho đến tận chân núi, chẳng còn thấy một
bãi đất một ngọn cây nào.Trên mặt nước màu nâu nhạt, lều bều một đám
bọt trắng xoá, như từng tảng băng sơn lênh đênh ở chân Nam cực vậy.
Những đám củi rều, cây mục cỏ dại và phân dê phân cừu trên núi trôi
xuống bị sóng đánh dồn vào thành đống, quay tròn trên mặt nước như đang
tìm lối ùa ra. Chỉ cần một làn gió nhẹ thoảng qua là mặt nước dềnh lên,
những đợt sóng lớn, vỗ ì oạp vào sườn đập. Quanh cảnh thật là dữ dội và
khủng khiếp đối với người nông dân Tây Bắc, từ thưở cha sinh mẹ đẻ chưa
trông thấy biển bao giờ.
Không phải nước trong mương dâng lên, mà là lũ trên núi tràn về. Đập
mương cái lúc này đóng vai trò một con đê chắn lũ. Lúc này, nước lũ cách