còn thêm vào đủ các loại chế độ quy định, chúng lấp kín mọi kẽ hở của đời
sống nông thôn một cách khắc nghiệt chưa từng có. Người nông dân chẳng
khác gì sủng thần thân tín của vua Sy-ra-cu trong truyền thuyết cổ Hy Lạp,
trên đầu lơ lửng một lưỡi gươm Đê-mô-crít, không biết lúc nào sẽ bất thần
lao xuông chặt đầu… Mười hai tổ viên trông coi đồng ruộng do tôi chỉ huy,
đều là những trai cày lực lưỡng theo việc đồng áng. Nghe họ bình tĩnh kể
về tội trạng của mình, thì có cảm giác khác nào một làn gió nhẹ hiu hiu thổi
lướt giữa rừng cây.
- Khổ quá, không ăn trộm thì làm thế nào. Bụng đói mà…
Một anh chàng mũi tẹt ăn cắp phân hoá học cùa đội đem bán, bị xử năm
năm tù, giờ kể lại anh ta còn lấy làm may lắm
- Đáng đời! Tớ lấy tiền chữa bệnh cho mẹ già tớ, xử tớ ngồi tù năm năm,
không bắt tớ phải đền tiền nữa.
- Hì hì! Tớ cũng may - Một cậu khác kể - Tớ cho bò của đội sản xuất ăn thế
nào mà chướng bụng lên chết! Tòa hỏi tớ, anh thích đi lao động cải tạo hay
đền tiền? Tớ đắn đo suy nghĩ: đi cải tạo còn được cơm ăn, thế là tớ đến đây.
Đến đây, thấy không đến nỗi nào! Phải cái không có đàn bà. Thôi chịu
đựng một tý vậy….
Có khi họ cũng hỏi tôi
-Tổ trưởng Chương ơi, anh làm sao mà phải vào đây?
-Tớ ấy à? Tớ chẳng vì sao cả.
Họ toét miệng cười thông cảm << chẳng vì sao cả >> cũng phải vào đội lao
cải hầu như đã trở thành một việc quen thuộc bình thường quá rồi, giống
như ăn no thì ợ, nhiễm lạnh thì ốm, thế thôi, chẳng ai hơi đâu tìm hiểu ngọn
ngành: do đâu << chẳng vì sao cả >> lại tống người ta vào đội lao cải? Thái
độ chẳng hề oán thán, mặc cho đời mình số phận mình như chiếc lá rụng
lênh đênh trên dòng nước, trôi dạt đến đâu thì đến của họ đã thể hiện thái
độ ngoan ngoãn, nhẫn nhục, vui với mệnh trời ngấm sâu trong linh hồn dân
tộc chúng ta. Sống cùng với họ, có lúc tôi đâm ra nghi ngờ bản thân mình:
việc gì phải suy nghĩ? Đứng trước định mệnh, suy nghĩ liệu có ích gì
không?