MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 141

không trình bày kĩ thuật cùng những cách nhàn tản ở Trung Hoa mà chỉ xin
nói về cái triết học nó bồi dưỡng lòng ham nhàn tản thần tiên và tạo ra cái
tính tình vô ưu, lạc thiên tri mệnh của văn nhân, thi nhân Trung Hoa – nói
chung là của dân chúng Trung Hoa thôi. Cái tính khinh sự thành công mà
sai mê đời sống đó do đâu mà phát sinh?

Trước hết, tôi xin trình bày học thuyết nhàn tản của một tác giả ít có tên
tuổi ở thế kỉ mười tám, Thư Bạch Hương: “Thời gian sở dĩ ích lợi là vì nó
không được dùng tới. Thời nhàn hạ cũng như khoảng trống trong phòng”.
Một thiếu nữ siêng năng nào mướn được một căn phòng nhỏ đầy đồ đạt,
không còn chỗ trống thì ai cũng thấy không thư thái, vì không có chỗ để cử
động nữa, cho nên khi được tăng lương thì đi kiếm ngay một căn phòng
rộng hơn để có nhiều chỗ trống hơn. Chính những chỗ trống đó làm cho
căn phòng dễ ở; những lúc nhàn hạ cũng vậy, làm cho đời ta dễ chịu hơn.
Một bà giàu có, sống ở Park Avenue, mua một khu đất cạnh nhà để cho
người ta khỏi cất một ngôi nhà chọc trời trên khu đó. Bà ta phải trả một số
tiền lớn để có một khoảng đất hoàn toàn vô dụng, và tôi cho rằng chưa bao
giờ bà dùng tiền một cách sáng suốt bằng lần đó.

Về điểm đó, tôi xin chép một kinh nghiệm bản thân. Ở Nữu Ước, tôi không
sao thấy được cái đẹp của một ngôi nhà chọc trời; tới Chicago tôi mới hiểu
được rằng một ngôi nhà chọc trời rất có thể uy nghi, rất đẹp, nếu trước mặt
có đủ đất trống và ba phía kia có khoảng trống ít nhất là non một cây số. Về
phương diện đó, Chicago có lợi thế hơn là khu Mahattan ở Nữu Ước, và
những ngôi nhà lớn ở Chicago có nhiều khoảng trống chung quanh để
người ta có thể đứng xa trông ngó được. Nói một cách bóng bẩy thì đời
sống của chúng ta cũng hẹp quá, nên ta không thể thong thả bao quát được
phần tâm linh của nó. Ta thiếu cái thế nhìn xa .

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.