MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 210

chiều lòng đứa con hư đó nữa. Mà khoa thiên văn học ngày nay, sau khi
thám sát tất cả cái phần vũ trụ có thể nhìn thấy được, đã phải nhận rằng địa
cầu này là một lạc viên; còn cõi Thiên Đường mà chúng ta mơ mộng kia,
nếu có thật thì cũng chỉ là một trong những vì tinh tú trên không trung, nếu
không phải là chính cái không trung đó. Nếu nó ở trên một ngôi sao nào có
trăng hay không có trăng, thì tôi cũng không thể tưởng tượng được rằng nó
có thể đẹp hơn cảnh địa cầu của chúng ta. Tất nhiên, trên ngôi sao đó có thể
thấy tới mười hai mặt trăng, lại có thể rằng cầu vòng xuất hiện thường hơn
trên địa cầu chúng ta, nhưng tôi cho rằng một người không vừa lòng vì có
một mặt trăng, thì khi có mười hai mặt trăng cũng sẽ mau chán. Trên ngôi
sao đó có thể có tới sáu mùa một năm – chứ không phải bốn – và cảnh cũng
thay đổi rực rỡ, hết xuân tới hạ, hết đêm đến ngày, nhưng như vậy có hơn
gì? Không biết hưởng cảnh xuân và hạ trên trái đất thì làm sao biết hưởng
nó trên Thiên Đường? Bạn muốn bảo tôi là nói năng như một thằng ngốc
hoặc như một nhà hiền triết, cái đó tuỳ ý bạn; nhưng tôi thì chắc chắn là
không đồng ý với các người theo đạo Phật hoặc đạo Ki Tô, không muốn
thoát ra khỏi sự chi phối của giác quan và của vật chất, mà mơ mộng một
cảnh Thiên Đường hư vô, phiếu diểu, hoàn toàn thuộc về tinh thần. Tôi
muốn sống trên địa cầu này hơn là trên một hành tinh khác. Không ai có thể
bảo rằng đời sống trên địa cầu này là vô vị và đơn điệu. Này nhé, thời tiết
luôn luôn thay đổi, màu sắc trên trời cũng mỗi lúc một khác, lại thêm mùa
nào có trái nấy mà trái cây nào cũng ngon cả, tháng nào hoa nấy, mà loài
hoa nào cũng đẹp cả, như vậy mà còn có người nào không thoả mãn thì tôi
nghĩ người ấy nên tự tử đi còn hơn là đeo đuổi một cảnh Thiên Đường
không thể nào có được, mà nếu có thì Thiên Đường đó cũng chỉ có thể thoả
mãn được Thượng Đế thôi chứ không thể nào thoả mãn được con người.

Cứ xét hiện trạng sự vật, ta thấy có một sự phối trí, hoà hợp hoàn toàn, gần
như thần bí giữa các cảnh tượng, các thanh, sắc, hương, vị trong thiên nhiên
đối với ngũ quan của ta. Sự hoà hợp đó hoàn toàn đến nỗi các nhà thần học
dùng nó làm luận cứ cho học thuyết của họ mà Voltaire đã đem ra chế giễu

[2]

. Nhưng chúng ta không cần phải là những nhà thần học. Thượng Đế có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.