MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 212

Chúng ta thường quên mình nhỏ bé, vô năng. Ngắm một toà nhà trăm từng,
ta dễ hoá ra tự phụ, sao không tưởng tượng toà nhà chọc trời đó nếu đặt ở
bên một ngọn núi rất nhỏ thôi thì còn cái vẻ “vĩ đại” nữa không? Ta thích
bể vì bể mênh mông, ta thích núi vì núi hùng vĩ. Ở dãy núi Hoàng Sơn có
những tảng đá hoa cương cao ba bốn trăm thước và dài non một cây số.
Chính cái vẻ u tĩnh, vẻ trường tồn bất di bất dịch của nó làm cho người
Trung Hoa ưa vẻ núi. Nếu không tới Hoàng Sơn thì khó mà tin được rằng
có những tảng đá vĩ đại như vậy; thế kỉ mười bảy có một hoạ phái tìm hứng
trong những tảng đá đó.

Một mặt khác, nếu ta tự hoà mình trong vũ trụ, tự coi ta và vạn vật là nhất
thể thì lòng ta có thể hoá ra mênh mông như vũ trụ. Ta sẽ thành một kẻ
“đại trượng phu” như Nguyễn Tịch

[3]

đã tả, ta sẽ “coi trời đất là cái nhà

của ta” (dĩ thiên địa vi lư).

Núi còn có vẻ tu tĩnh và trị bệnh được: từ ngọn núi đến tảng đá, cây cối, cái
gì cũng u tĩnh, vĩ đại. Sống trong núi ta có cảm tưởng rằng núi là mẹ, ta là
con. Tôi không tin Ki Tô giáo khoa học (Christian Science), nhưng tôi tin
rằng núi cao cây lớn có sức trị bệnh tinh thần, không trị được những bệnh
gẫy xương, bệnh ngoài da nhưng trị được những tham vọng của xác thịt và
những bệnh của linh hồn như thói ăn cắp, tự phụ, thói chỉ biết có mình thôi,
không biết có người, thói xu phụ người trên thống trị kẻ dưới, thói hiếu
chiến ham lợi, thói tự “triển lãm” mình ra trước công chúng, thói tư tưởng
lộn xộn và tất cả những bệnh đạo đức khác .

3. HAI NGƯỜI ĐÀN BÀ TRUNG HOA


Hưởng thụ thiên nhiên là một nghệ thuật phần lớn tuỳ vào tính tình, cá tính
mỗi người, và cũng như mọi nghệ thuật, khó giảng được kĩ thuật của nó ra
sao. Phải hồn nhiên, để tự nó phát ra trong tâm hồn nghệ sĩ của ta. Vậy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.