không thể đưa ra những qui tắc để hưởng thụ cây này hay cây kia, tảng đá
này hay tảng đá nọ, phong cảnh này hay phong cảnh khác vì không cảnh
nào giống cảnh nào. Hễ tự hiểu thì chẳng ai cần dạy cũng biết hưởng thụ.
Havelock Ellis và Van der Velde
đã sáng suốt khi bảo rằng trong khuê
phòng, không có việc nào nên hay không nên, nhã hay không nhã, không
thể qui định được những cái đó. Nghệ thuật hưởng thiên nhiên cũng vậy.
Có lẽ cách để hiểu được nghệ thuật đó là nghiên cứu đời của những người
có tâm hồn nghệ sĩ. Lòng yêu thiên nhiên, bỗng nhiên nhớ lại một thắng
cảnh đã thưởng ngoạn năm trước hoặc bỗng nhiên muốn đi coi một nơi
nào, những cái đó bột phát đúng vào lúc ta không ngờ nhất. Có tâm hồn
nghệ sĩ thì thế nào nó cũng hiện ra và những văn sĩ biết hưởng thụ thiên
nhiên thường quên bẵng tình tiết trong tiểu thuyết để thao thao tả một cảnh
tuyết đẹp đẽ hoặc một chiều xuân êm ả. Tự truyện của các kí giả hoặc của
các chính trị gia chứa đầy những hồi kí về các biến cố, còn tự truyện của
các văn nhân thường chép về bản thân mình, nhắc lại một đêm vui vẻ hoặc
một cuộc du ngoạn trong sơn cốc với vài người bạn thân. Về điểm đó, tự
truyện của Ruyard Kippling và của G.K. Chesterton
làm cho tôi thất
vọng. Tại sao những việc vô vị thì họ lại coi trọng đến thế? Chép về người,
người rồi lại người, tuyệt nhiên không nói đến hoa cỏ, chim chóc, núi non,
sông ngòi!
Hồi kí cùng thư từ của văn nhân Trung Hoa thường khác hẳn. Việc quan
trọng là kể cho bạn nghe một đêm trên mặt hồ hoặc nhớ lại một ngày hoàn
toàn sung sướng. Đặc biệt là các văn nhân Trung Hoa, ít nhất cũng là một
số lớn trong bọn họ, chép lại cả hồi ức trong khuê phòng nữa, như những
bộ rất quí “Ảnh Mai am ức ngữ” của Mặc Tịch Cương, “Phù sinh lục kí”
của Thẩm Tam Bạch, “Thu đăng toả ức” của Tưởng Thản. Hai bộ trên viết
sau khi vợ mất, bộ cuối viết khi tác giả về già, vợ còn sống. Chúng tôi sẽ
bắt đầu giới thiệu vài đoạn trong bộ “Thu đăng toả ức” mà nhân vật chính
là nàng Thu Phù, vợ của tác giả, rồi giới thiệu vài đoạn trong “Phù sinh lục
kí” mà nhân vật chính là nàng Vân. Hai người đàn bà đó tuy học vấn không
cao lấm, thi tài cũng tầm thường, nhưng có tâm hồn thi sĩ. Vả lại họ có