rồi nhảy qua rào mà vô nhà, ôi thú biết mấy!
Những quan niệm trong cuốn này không có gì là tân kì, và đã được vô số tư
tưởng gia Đông, Tây diễn đi diễn lại. Những quan niệm tôi mượn của
phương Đông đều là những chân lí tầm thường ai cũng biết, nhưng nó là
những quan niệm của tôi vì nó hợp với một cái gì như cái bẩm tính của tôi.
Khi tôi mới gặp nó lần đầu, thì lòng tôi tự nhiên chấp nhận nó liền. Tôi
thích nó vì nó chứ không phải vì những người diễn ra nó. Thực ra khi đọc
sách cũng như khi viết lách, tôi đã đi theo những con đường ít người đi.
Nhiều tác giả tôi dẫn trong cuốn này không có tên tuổi gì cả và một vị giáo
sư Văn Học Trung quốc có thể ngạc nhiên, vì vậy. Còn một số tác giả khác
rất có danh tiếng thật, nhưng tôi chấp nhận quan điểm của họ không phải
vì cái tiếng tăm lẫy lừng của họ mà chỉ vì tư tưởng của họ tự nhiên thích
hợp với tôi. Tôi có thói quen mua những sách cũ rẻ tiền, ít ai biết tới, để
xem có thể kiếm được trong đó có gì khác thường không. Kiếm được một
viên ngọc nhỏ trong một thùng rác thú hơn la ngắm một viên ngọc lớn bày
ở cửa hàng bán đồ châu bảo.
Sự hiểu biết của tôi không phải là uyên thâm hay quảng bác. Nếu uyên
thâm, quảng bác thì người ta không biết điều phải là phải, điều trái la trái
nữa. Tôi chưa hề đọc Locke
, Hume
, Berkeley
học môn triết ở một trường Đại học nào. Đứng về phương diện kĩ thuật mà
xét, thì phương pháp học hỏi và sự huấn luyện của tôi quả là vô lí, vì tôi
không quan tâm tới các triết gia mà chỉ quan tâm tới cái đời sống nóng hổi
thôi. Như vậy chẳng hợp lệ chút nào cả, tất nhiên là sai rồi. Lí luận của tôi
căn cứ ở những nhân vật dưới đây: bà Hoàng, một bạn thân của gia đình
tôi, có nhiều ý kiến hay về sự giáo dục phụ nữ Trung Hoa; một chị lái đò ở
Tô Châu ngôn ngữ bóng bẩy thanh lịch; một anh lái xe ô tô buýt ở Thượng
Hải; một con sư tử con ở sở Bách Thú; một con sóc ở vườn hoa Trung
ương tại Nữu Ước; một anh bồi cà phê có lần nhận xét rất đúng; một kí giả