MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 233

không được thì mới thấu được cái huyền vi nhất của đạo Phật.

Văn chương bất hủ cổ kim đều viết bằng huyết lệ.

Văn chương là sơn thuỷ trên án thư, sơn thuỷ là văn chương trên đất.

Thú nhất là đọc sách; đọc sử thì vui ít mà giận nhiều, nhưng chỗ giận đó
cũng là chỗ vui.

Nên đọc kinh thư vào mùa đông, để tinh thần được chuyên nhất; nên đọc sử
vào mùa hè vì ngày dài; nên đọc chư tử

[17]

vào mùa thu vì nhiều ý lạ; nên

đọc chư tập

[18]

vào mùa xuân vì thời tiết đổi mới.


Văn nhân mà bàn về binh thư, phần nhiều là bàn luận trên giấy (nghĩa là
trên lí thuyết); võ tướng mà bàn về văn chương, một nửa là nghe lỏm.

Người biết đọc sách thì cái gì cũng là sách: sơn thuỷ cũng là sách, cờ rượu
cũng là sách, hoa nguyệt cũng là sách. Người biết đi coi phong cảnh thì cái
gì cũng là sơn thuỷ: thư sử cũng là sơn thuỷ, hoa nguyệt cũng là sơn thuỷ.

Người xưa muốn đọc sách mười năm, du ngoạn sơn thuỷ mười năm, rồi
mười năm kiểm điểm lại kinh nghiệm. Tôi nghĩ kiểm điểm chẳng cần tới
mười năm, chỉ hai ba năm cũng đủ, còn đọc sách và du ngoạn sơn thuỷ thì
gấp hai, gấp năm lần mười năm cũng chưa mãn nguyện. Có lẽ “phải sống
ba trăm năm” như Hoàng Cửu Yên nói, may mới đủ chăng?

Cổ nhân nói: “Thơ, có khổ rồi mới khéo” (thi tất cùng nhi hậu công) vì có
khốn khổ rồi giọng mới có nhiều cảm khái mà dễ có sở trường. Còn hạng
người phú quí đã không lo buồn về cảnh nghèo hèn, thì chỉ vịnh về phong
vân tuyết lộ, thơ có gì mà hay? Muốn thay đổi đi thì chỉ có cách đi du lịch,
để được thấy núi sông, phong thổ, sản vật, nhân tình, hoặc thấy cái khổ của
dân chúng sau những cuộc binh đao, trong những năm mất mùa vì hạn vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.