thường trong luận lý và hành sự. Tôi không ngại lí thuyết phát xít và
chuyên chế bằng sợ tinh thần cuồng nhiệt trong những thuyết đó, và sợ cái
phương pháp mà người ta dùng để đưa lí thuyết đến chỗ phi lí. Kết quả là
các giá trị điên đảo hết, môn chính trị học, môn nhân loại học, nghệ thuật,
tuyên truyền, ái quốc, khoa học, chính phủ, tôn giáo lẫn lộn với nhau một
cách đáng lo; tai hại nhất là có sự đảo lộn các tương quan về quyền lợi của
quốc gia và cá nhân. Chỉ một tinh thần bệnh hoạn mới có thể biến quốc gia
thành một vị thần, một ngẫu tượng nuốt sống các quyền lợi cá nhân.
Albert Pauphilet đã nói: “Không có gì giống nhau bằng tinh thần cực hữu
và tinh thần cực tả”. Đặc tính của hai chế độ và hai ý thức hệ đó là trước
hết tin vào sực mạnh, vào quyền lực – tin tưởng này quả là tin tưởng nông
nổi, ngu muội nhất của tinh thần phương Tây – rồi sau nữa là tin ở tất yếu
luận lí. Tôi mong rằng sẽ có người nhận thấy nỗi đau khổ của nhân loại do
tinh thần luận lí gây nên.
Ta còn có thể nói rằng châu Âu ngày nay không do tinh thần cận nhân tình,
cũng không do tinh thần hợp lí, mà do tinh thần cuồng nhiệt thống trị. Nhìn
hiện trạng châu Âu, chúng ta có cảm giác không yên ổn, không phải chỉ do
những xung đột về quốc gia, về biên giới, về vấn đề thực dân – mà do tinh
thần của các nhà lãnh đạo.
Cảm giác không yên ổn đó y như cảm giác của một người ngồi trong một
chiếc tắc-xi chạy trong một châu thành ngoại quốc, rồi bỗng nhiên hoảng
hốt vì không tin cậy người lái xe. Hắn chẳng những không biết đường đi
mà lại còn nói lảm nhảm, không ra đầu đuôi gì cả làm cho ta ngờ rằng hắn
say rượu. Nguy hơn nữa là hắn lại có súng mà mình không có cách nào
phóng ra khỏi chiếc xe được. Bảo cái tinh thần đó không phải chính là tinh
thần của nhân loại, mà chỉ là một trạng thái thác loạn, một thứ bệnh nhất
thời, rồi đây nó sẽ qua đi như một luồng dịch khí; bảy như vậy thì cũng có
lí. Chúng ta nên tin ở khả năng của tâm linh con người, tin rằng tâm linh
của mỗi người dù hạn chế cũng vô cùng cao cả, sáng suốt hơn trí tuệ của