ta sẽ có một nhãn quan đích xác hơn, rộng rãi hơn về bản thân chúng ta, và
danh từ “động vật” sẽ giảm được một phần cái ý nghĩa hep hòi, độc ác mà
trước kia người ta gán cho nó. Câu tục ngữ: “Hiểu tức là tha thứ” có thể
đem áp dụng ở đây. Hễ hiểu rõ cơ năng của thân thể thì ta sẽ không khinh
thị thân thể ta nữa, điều đó có vẻ lạ lung mà rất đúng. Xét bộ tiêu hóa của
ta, đừng vội bảo nó cao quí hay đê tiện, mà cứ tìm hiểu nó đi; khi đã tìm
hiểu rồi ta sẽ thấy nó rất cao quí. Tất cả các cơ năng khác như: đổ mồ hôi,
bài tiết, nội tiết, cảm xúc, tư tưởng… thì cũng vậy, cũng đều cao quí cả.
Người ta sẽ không khinh trái thận nữa; người ta sẽ không cho một chiếc
răng hư là dấu hiệu của sự suy nhược, là lời nhắc nhở nên sửa soạn linh hồn
để mà chầu trời nữa, mà người ta lại phòng một bác sĩ nha khoa. Tôi vẫn
thích được thấy một triết gia sâu răng hoặc một thi sĩ lạc quan bị bệnh khó
tiêu. Tại sao triết gia đó lại không tiếp tục bàn luận đi mà lại ôm hàm răng
y như chúng ta vậy? Tại sao thi sĩ đó không ca hát nữa? Quên cái công
dụng của ruột, chẳng phải là vô ân bạc nghĩa ư? Nếu nó không hoạt động
điều hòa thì tinh thần có vui vẻ mà ca hát được không?
Khoa học nghiên cứu kĩ sự kì diệu và sự bí mật của các cơ năng trong thân
thể, ít nhất cũng đã dạy cho ta biết tôn trọng thân thể ta hơn. Trước hết, về
phương diện khởi nguyên của loài người, chúng ta bắt đầu hiểu rằng chúng
ta không do đất sét tạo thành mà được đứng đầu các loài động vật. Rồi về
phương diện thân thể con người, chúng ta được thấy rằng nó bí mật và
diễm lệ vô cùng. Chúng ta bắt đầu nhận ra rằng vật chất như có trí năng.
“Mỗi bộ phận trong cơ thể như hiểu được những nhu cầu hiện tại và tương
lai của toàn thể và tự biến đổi để thích ứng với những nhu cầu đó. Cơ thể ta
nhận định được cái gần và cái xa, tương lai và hiện tại” (Alexis Carrel
trong cuốn L’Homme, cet inconnu).
Chẳng hạn, thật là lạ lùng, ruột của ta tự biết chữa lấy những vết thương
của nó, hoàn toàn ngoài ý muốn của ta : “Khi một khúc ruột nào bị thương
thì nó không vận động nữa, tự tê liệt trong một thời gian như để ngăn các
chất dơ trong ruột, không cho nó chảy vô trong bụng. Rồi có một bộ phận
khác ở trong ruột tự tiến tới, đắp lên vết thương, dính chặt vào nó. Bốn năm