Một chút gì đó bất ngờ , hụt hẫng và tê tái trong lòng , Vi Bình buột miệng :
- Làm sao con có thể học hơn sức của con được chứ , và giáo sư cũng đã rất
bằng lòng về con mà.
Bà Lan Hằng bước lại bàn rót tách trà uống một ngụm rồi nói tiếp :
Bà ta rất dễ dãi , còn cô thì khó tính hơn . Cô trả tiền và cô muốn cho xứng
đáng với đồng tiền bát gạo của cô . Đã gần bốn năm rồi , con cứ kéo dài
mãi với nhạc khúc "Rồi có một ngày" , cô đơn và buồn bã . Con tưởng rằng
cô vui nên cứ luôn luôn phải nhai đi nhai lại như thế mãi sao ?
Bà giáo sư chen vào :
Thưa bà ! Bài nhạc ấy khó lắm , Vi Bình đã luyện khá tinh thông , không
phải tôi khen quá đáng đâu , tôi cam đoan với bà như thế . Bà cứ hỏi những
nhạc sĩ tài danh mà xem , họ sẽ nói với bà là bài nhạc khúc " Rồi có một
ngày" là một trong những nhạc khúc khó và hay nhất ít có nhạc sĩ nào chơi
thành công.
Bà Lan Hằng tính tìm cách đối chọi tiếp nhưng lại thôi , vì bà nhớ ra vị
giáo sư già cũng là một trong những nhạc sĩ danh tiếng và tận tuỵ , nên bà
chỉ cười nói :
Bà vừa lòng Vi Binh là do ở bà , tôi không nói nhiều nữa , nhưng nếu học
trò của bà có chút kém cỏi nào , xin bà đừng ngần ngại báo cho tôi biết , tôi
sẽ trị con nhỏ cứng đầu này.
Buồn vì thấy học trò của mình bị xét đoán oan uổng , bất công , bà giáo sư
già vội chào tạm biệt hai cô cháu ra về . Thật sự bà bị ngộp thở trong ngôi
nhà sang trọng ấy , giữa người đàn bà hách dịch đanh đá và cô gái nhỏ sầu
tư , ảo não vẫn phải cố gắng nhịn nhục để yên ổn sống trong bão tố.
Trong một tiếng đồng hồ , Vi Bình đã phải nghe cả tràng những lời than
vãn moi móc của bà Lan Hằng . Không một chút dè dặt bà ta kể lôi thôi nào
là khi cha nàng vừa qua đời , bà ta đã phải đùm bọc mẹ con nàng , nhưng
chẳng bao giờ được nhận gì cả , một sự đền đáp chẳng hạn , có lúc chán
ngấy bà ta đã có thể giao nàng cho cô nhi viện , nhưng khi nghĩ tới cha
nàng , bà ta mới thôi.
Vi Bình đã phải cắn chặt môi để khỏi bật tiếng trả lời.
Đã bao nhiêu lần rồi nàng phải nghe đi , nghe lại. mãi những câu chuyện