nhường ấy, ông cũng rụt-rè mà cho là thêm một bước tập-tành.
Và xin cảm ơn cái tập-tành ấy nhé.
Bởi vì, tập MÙA CỔ ĐIỂN bé bỏng nhưng quá đầy-đủ, trước hết, đã
giải cho ta một mối lầm ác-nghiệt là phân-chia bờ cõi Thơ bằng hai chữ
Mới Cũ chẳng có ý nghĩa gì. Và cũng không thể gọi là sau hết, cái việc nó
đã đem lại, – ngoài những ý hay, tứ mới, ngoài những cảnh đẹp, tình sâu, –
một cái quí-báu nhất và cốt-tủy nhất là Hồn Thơ, mà chưa một ai định
nghĩa cho rành-mạch. Những người, không vì một lẽ rõ-ràng gì, đã thích
những câu :
Cỏ biếc chẳng treo hồn Sở-trướng.
Trúc vàng thà điểm giọt Ngu-cung.
(Phạm-Thái)
Vàng rụng giếng ngô sa lá gió,
Bạc xuy dậu cúc nảy chồi sương.
(Tương-An)
Một tòa sen tỏa hơi hương ngự,
Năm thức mây phong nếp áo chầu.
(Thanh-Quan)
Xuân đào lý gió đêm hoa nở,
Thu khi mưa rụng lá ngô-đồng.
(Tản-Đà)
Họ sẽ hiểu tôi muốn nói gì.
Ấy là tôi muốn nói đến thơ thuần-túy. Phải rồi QUÁCH-TẤN, tuy chưa
đến được – vì ai mà đến được, vả chăng ông cũng chẳng mong đến được
bây giờ – nhưng ông đã đi gần cái thể đọng của Thơ thuần túy mà ở cổ-
nhân, ta chỉ thường thấy trong các bản Cung-oán ngâm-khúc, Tần-cung-nữ
oán, Bái-Công văn…
Hỡi những bạn trẻ ! Chúng ta vẫn thường say mê cái nguồn thơ
phương Đông, sao hôm nay chúng ta không đón rước cái chân tài đương