niềm háo hức rất trẻ con, tôi yên chí, chạy rảo chơi khắp xóm. “Tết năm
nay nhà tao được ăn cả một con lợn”, tôi vênh váo với những đứa cùng
tuổi, sung sướng nhìn những đôi mắt, đôi môi đờ ra vì ngưỡng mộ. Những
đứa lớn hơn thì thắc mắc: “Có thấy nhà mày đụng với nhà nào đâu”. “Nhà
tao... mua”, tôi lí nhí trả lời, lại chạy vội về bên mâm cơm toàn những món
được chế biến khéo sao cho không ai biết thịt lợn có rất ít mỡ và bì thì rất
mỏng.
3
Tết chẳng những được nghỉ học, được ăn ngon, được chơi bời thỏa thích,
Tết còn là lúc người lớn quanh năm ki kiệt và cau có bỗng chốc trở nên hào
phóng, phát vốn cho những đứa trẻ với hi vọng năm sau làm ăn tốt hơn năm
trước. Những đứa trẻ quanh năm được cho tiền ăn quà, tiêu tiền quen rồi,
mong có thật nhiều tiền để... ăn quà tiếp. Còn những đứa quanh năm chả
biết một đồng xu sứt lại càng mong được phát vốn, vì đó sẽ là “tài sản”
riêng, mặc sức tiêu pha theo ý thích của mình.
Nửa chiều mồng một Tết, cái Huyền đã chạy sang nhà tôi, giở cả cuộn
tiền ra khoe. “Riêng ông tao đã 5 nghìn, riêng bà tao đã 5 nghìn, bác Hạnh
3 nghìn, cô Yến 1 nghìn...”, nó vừa kể vừa đếm, tôi hoa cả mắt. Hai đứa
chạy sang nhà cái Loan, thập thập thò thò ngoài cổng, mãi thấy nó vẩn vơ ở
ngoài mới dám gọi khe khẽ. Rút kinh nghiệm từ những năm ngoái. Nhà cái