TẾT BẮT ĐẦU TỪ BẾP
K
hi cái rét bắt đầu đặc quánh lại, lá đỏ cong veo gieo mình xuống mặt
đường khô nứt nẻ, chim vội vã tìm nơi trú ẩn, lũ chúng tôi vội vã với những
môn thi học kì 1, người lớn tất bật lo toan cho xong công, xong nợ, ấy là
khi năm đã ngả về cuối. Bao giờ cũng vậy, qua một đêm chong đèn cau
mày tính toán, thế nào sáng hôm sau mẹ tôi cũng bắt tay vào việc lôi từ trên
gác bếp ra và cọ rửa đến sáng bóng những chiếc nồi cả năm mới dùng đến
một lần, ấy là dịp Tết.
Không thể thu chân tay ngồi nhìn mẹ làm một mình, cả lũ ùa vào, đứa
kéo nước, đứa tìm xơ mướp, đứa xúc cát, đứa khiêng đứa vác, chả mấy
chốc, khắp sân la liệt như sắp có cỗ. Rồi đến việc lau bóng đèn điện đầy bồ
hóng cho căn bếp sáng trưng, cuối cùng là xúc hết tro bếp đầy tú ụ của năm
cũ đổ đi. Nhưng, Tết vẫn chưa về. Mẹ lại an ủi, cứ ngủ đi, sau đêm nay, Tết
sẽ gần thêm tí nữa. Quả vậy, hôm sau, góc bếp đã có mấy nải chuối xanh
nằm ngay ngắn trên lượt lá khô nâu sẫm. Năm nay trời rét đậm nên mẹ mua
sớm, sợ gần Tết đắt. Phải năm nào trời đột nhiên chuyển gió nồm nam,
nắng loe lên ấm nóng, chuối chín rùng rục, chúng tôi mừng hớn hở vì được
chén còn mẹ thì thắt lòng lo lắng. Quả chuối, quả cau, quả quất tăng chóng
mặt từng ngày, phải mua thêm thứ gì là mất thêm vài chục bạc, lạm vào số
tiền ít ỏi mà mẹ phải chắt chiu, thậm chí đi đòi nợ rát cổ hoặc vay mượn
mỏi chân mới có. Hôm sau, hôm sau nữa, khi thì quả gấc đỏ chót, lúc lại
ống giang xanh thẳng tắp, lúc bó lá dong cuộn chắc, tụ tập cả về trong bếp.
Rồi thì miến, mộc nhĩ, nấm hương, gạo nếp, đỗ xanh rủ nhau chất lên các
kệ. Đêm nào trước khi đi ngủ mẹ còn phải kiểm tra lại kĩ cửa rả, thùng thạp
xem có hở chỗ nào, chuột có thể vào cắn mất thứ gì hay không. Nhất là đàn
gà, chẳng may trúng gió hoặc chuột tha, rắn cắn mất con nào thì vừa toi
công cả năm chăm bẵm, lại còn mất ăn Tết nữa. Nằm kĩ trên giường, nghe
ngóng tiếng gió lùa, đếm bước chân mẹ bồn chồn lo lắng ngoài hiên, chúng