NGƯỜI BÁN LỘC
C
hợ họp mỗi năm một lần từ nửa đêm mồng Hai đến sáng mồng Ba
Tết. Mới nghe, người ta dễ liên tưởng đến phiên chợ âm dương đâu đó xa
xôi dành cho tình nhân trắc trở, người trần thế – kẻ âm biệt. Thực ra, chợ
này chỉ mua bán cầu may dịp năm mới, họp trong đình làng nên gọi là chợ
Đình. Năm nào cũng vậy, tầm khuya, con đường quê yên vắng lại rôm rả
bởi tiếng xe cộ tấp nập, đường đông nghịt bởi dân tứ xứ đổ về. Một đêm
như thế có thể khiến người ta no đủ cả tháng trời nếu biết khai thác bán
buôn. Ví như chị – người đi bán lộc.
Đình chợ rất thiêng, nghe bảo cầu gì được nấy. Trai gái cùng nhau đi chợ
này rồi mua miếng cau lá trầu tất sẽ nên duyên. Ai chưa gia thất đến chợ
thắp hương ở tổ đình rồi mua thêm miếng cau trầu ắt sang năm mới duyên
tình sẽ tới. Mua muối thì tình cảm mặn nồng trọn vẹn. Đặc biệt, bất cứ ai
rời khỏi chợ cũng cầm một cành lộc trên tay với ước mong năm mới phát
tài như ý. Những cành lộc đơn giản là mấy cọng chè xanh ngắt hay nhánh
cây thần tài thẳng tắp. Vì vậy, mấy cành lộc của chị đắt khách nhất, gánh ra
chừng nào bán hết chừng đó.
Mạ la chị đừng đi bán nữa, năm nào cũng đem lộc mình đi bán nên mới
nghèo mạt rệp như thế. Chị bán cho người ta chỉ để mong một lần may mắn
trở về. Con Trà ngồi kế bên thêm thắt vào câu chuyện “Để tìm thêm một
đọt chè nào đó đang trôi lạc”. Mạ chị chưa kịp hiểu khi đứa nhỏ nói chưa