Nguyên văn: đầy đọa.
– Tôi biết nên trả lời ông như thế nào. Tất nhiên, trong lịch sử phát
triển của đạo Thiên chúa, có thời kỳ sử dụng hình phạt Trung cổ – thiêu
người trên giàn lửa. Nói thêm rằng, theo quan điểm của tôi, sự suy sụp của
dân tộc Tây Ban Nha đã gắn liền với việc họ thay thế mục đích bằng
phương tiện. Tòa án giáo hội ban đầu được coi như một phương tiện thanh
trừ tín ngưỡng, dần dần đã biến thành mục đích tự thân. Nghĩa là, chính sự
thanh trừ, chính hình phạt thiêu người trên giàn lửa, chính cái hình phạt tàn
khốc đó, chính việc đàn áp những người bất đồng về tư tưởng đó – ban đầu
được coi như sự thanh trừ tín ngưỡng, – dần dần đã đặt cái ác trước mặt
mình như một mục đích tự thân.
– Tôi hiểu rồi. Xin ngài cho biết, trong lịch sử Thiên chúa giáo, những
người bất đồng tư tưởng có hay bị giáo hội thủ tiêu, để cho bộ phận con
chiên còn lại được sống sung sướng hơn hay không nào?
– Tôi hiểu ý ông. Những kẻ bị thủ tiêu thường là bọn dị giáo. Mà tất
cả bọn dị giáo trong lịch sử đạo Thiên chúa đều là những phần tử phiến
loạn dựa trên quyền lợi vật chất. Tất cả những kẻ dị giáo trong Thiên chúa
giáo đều truyền bá tư tưởng bất bình đẳng, trong khi chúa Kito chủ trương
bình đẳng. Tuyệt đại đa số bọn dị giáo trong lịch sử Thiên chúa đều dựa
trên cơ sở người giàu bất bình đẳng với người nghèo, người nghèo phải thủ
tiêu người giàu hoặc trở thành người giàu, leo lên địa vị người giàu, trong
khi Chúa Kito cho rằng về nguyên tắc không có sự khác biệt giữa mọi
người với nhau và sự giàu có cũng chỉ mang tính chất tạm thời như sự
nghèo khổ mà thôi. Trong khi Chúa Kito muốn mọi người hòa thuận với
nhau, thì bọn dị giáo lại xúi giục người ta gây chuyện đổ máu. Phải nói
thêm rằng ý niệm cái ác thường là cơ sở của mọi tà thuyết, và giáo hội buộc
phải lên tiếng chống lại bọn tà giáo, để cho bọn bạo lực khỏi hoành hành và
khỏi bị đưa vào bộ luật đạo đức của đạo Thiên chúa.
– Đúng! Nhưng khi chống lại một tà thuyết định dùng bạo lực, giáo
hội có sử dụng bạo lực hay không?