Tiếc thay, trong các tài liệu tra cứu “Who is who” chỉ nói rất ít về quá
khứ của người Mỹ mang tên Allen Dulles này. Tiểu sử của hắn đáng để các
cơ quan phản gián Đức biết rõ từ trước. Nhưng phải khá lâu sau chúng mới
nắm được.
Khi cơ quan của Himmler gài được điệp viên của mình vào nhà Dulles
(cô nấu bếp đáng yêu và chăm chỉ làm việc trong nhà Dulles là nhân viên
Vụ Sáu thuộc cơ quan an ninh quốc xã), thì cả Schellenberg, cả Himmler
lẫn Müller bên Gestapo, và ít lâu sau là Kaltenbrunner, đều qua điệp viên
của mình mà biết được nhiều điểm quan trọng và hấp dẫn từ những chi tiết
tưởng chừng rất vụn vặt.
Chẳng hạn, điệp viên ấy báo về rằng, cuốn sách gối đầu giường, và rõ
ràng là cuốn sách yêu thích nhất của Allen Dulles, là cuốn “Nghệ thuật
chiến tranh” của Tôn Tử, một người Trung Quốc. Trong tác phẩm ấy, nhà
lý luận Trung Quốc trình bày các nguyên tắc hoạt động gián điệp từng tồn
tại ở Trung Quốc từ năm 400 trước công nguyên.
Đặc biệt Allen Dulles thường hay giở ra xem chương sách trong đó tác
giả người Trung Quốc xác định những điệp viên nào có giá trị nhất trong
hoạt động tình báo.
Tôn Tử chia các điệp viên ra làm năm loại: điệp viên địa phương, điệp
viên nội địa, điệp viên kép, điệp viên bất hồi và điệp viên sống.
Dulles ghi những loại ấy ra từng tờ giấy nhỏ, và những tờ giấy này
cũng rơi vào tay Schellenberg. Theo lời hắn viết, thì điệp viên địa phương
và điệp viên nội địa tương ứng với loại điệp viên tại chỗ theo cách gọi của
chúng ta bây giờ.
Điệp viên kép là điệp viên của kẻ địch bị ta bắt làm tù binh, rồi được
ta tuyển mộ và phái ngược trở lại hàng ngũ địch, nhưng với tư cách là điệp
viên của nước đã bắt được hắn.
Allen Dulles dùng chì đỏ gạch dưới thuật ngữ “điệp viên bất hồi”. Hắn
rất thích lối diễn đạt tinh tế ấy của người Trung Quốc. “Điệp viên bất hồi”
là từ mà Tôn Tử dùng để gọi những điệp viên đem các tin tức giả, trái