lẽ. Chỉ có một mình Stierlitz ở trong viện bảo tàng – lúc này điều đó không
có lợi cho anh.
Anh dừng chân cạnh một vật trưng bày thú vị. Mười ba giai đoạn phát
triển của xương sọ. Xương sọ số tám là khỉ pavial, số chín – vượn Hylo, số
mười – đười ươi, số mười một – vượn Gorilla, số mười hai: con tinh tinh,
số mười ba – con người.
“Tại sao số thứ mười ba lại là con người? Tất cả đều chống lại con
người, kể cả các chữ số, – anh cười thầm. – Sao không là số thứ mười hai
hay số thứ mười bốn? Đằng này lại choảng ngay cho cái số mười ba. Xung
quanh toàn là khỉ, – anh nhìn mẫu nhồi con vượn Bobby và tiếp tục nghĩ. –
Tại sao lũ khỉ lại được quan tâm đến thế nhỉ?”
Trên bảng gỗ có đề “Vượn Bobby này được mang về Berlin ngày 29
tháng 3 năm 1928 lúc mới ba tuổi. Chết ngày 1 tháng 8 năm 1935. Cao 1
mét 72 cen-ti-mét, nặng 266 ki-lô-gam”.
Stierlitz nhìn cái mẫu nhồi này không biết đã đến lần thứ bao nhiêu.
Anh nghĩ: “Con vượn này cũng chưa to béo lắm. Mình cao hơn nó nhưng
chỉ nặng có 72 ki-lô-gam”.
Anh lùi xa hơn như để nhìn nó từ xa, thế là anh đã đến bên chiếc cửa
sổ lớn, từ đó có thể nhìn rõ hè phố bên kia. Anh liếc đồng hồ. Từ giờ đến
lúc gặp mặt vẫn còn hai mươi phút nữa.
Điệp viên Klaus phải đến đây gặp anh ngay bây giờ. Sáng nay, anh đã
gửi qua văn phòng theo địa chỉ của hắn một bức thư mật mã. Tất cả đều
biết anh thường gặp gỡ bọn điệp viên ở các viện bảo tàng. Đó sẽ là lý do
biện bạch, nếu có kẻ nào để ý đến sự có mặt của anh ở đây. Bằng cách gọi
Klaus tới đây, anh nhằm hai mục đích: chủ yếu là cái cớ vô tội, nếu
Bormann báo cho Himmler biết về lá thư, mà tên kia chắc chắn là sẽ ra lệnh
giám sát chặt chẽ toàn bộ khu vực và tất cả các ngôi nhà quanh đây, thứ đến
là xác định thêm một lần nữa, dù gián tiếp, cái cớ vô tội của mình trong
việc Klaus mất tích.