MƯỜI BẢY KHOẢNH KHẮC MÙA XUÂN - Trang 342

biết rõ các bí mật ở trong nước và ở ngoài nước. Cái sự ngược đời của nhà
nước chúng ta là ở chỗ: anh càng muốn làm người cần thiết cho nhà nước
bao nhiêu, anh càng mạo hiểm bấy nhiêu; những người như mình không có
quyền mang theo xuống mộ những bí mật quốc gia đã trở thành các bí mật
cá nhân. Giữa cuộc sống và cái chết, tự nhiên sẽ có một khe hở thời gian,
khi mình có thể nói những bí mật ấy với người khác. Những người như
mình cần phải bị loại ra khỏi cuộc sống một cách nhanh chóng và bất ngờ...
Như với Heydrich vậy...”

Schellenberg chăm chú xem họ tên những người bị đưa vào danh sách

cần “cách ly”. Y tìm thấy rất nhiều cộng sự viên của mình. Đứng ở số 142
là đại tá SS Stierlitz.

Việc Müller được gạt ra khỏi danh sách, còn Stierlitz phải nằm lại

trong đó, chứng tỏ sự vội vàng và hỗn loạn khủng khiếp bao trùm thời gian
di chuyển hồ sơ lưu trữ của đảng Quốc xã. Bormann đã chỉ thị phải điều
chỉnh lại bản danh sách hai ngày trước khi di chuyển, song rõ ràng là vì vội
vã mà người ta đã bỏ quên cái tên Stierlitz, hoặc có thể là người ta chỉ kịp
xem một hai trang đầu của bản danh sách, nơi ghi tên những nhân vật nổi
tiếng nhất. Cái đó đã cứu Stierlitz không phải khỏi bị người của Bormann
tiến hành “cách ly” sau này, mà khỏi bị người của Schellenberg “thủ tiêu”:
người của Schellenberg làm việc ấy cừ hơn và nhanh hơn vì đó chính là
nghề của chúng...

– Có chuyện gì vậy, thưa ngài? – Stierlitz hỏi, khi Müller quay xuống

xà-lim – Không hiểu sao tôi cứ lo lo...

– Thế là đúng, – Müller tán thành. – Tôi cũng thấy lo lo như anh.

– Tôi nhớ lại rồi, – Stierlitz nói.

– Cụ thể là gì?

– Vì sao trên chiếc va-li của mụ đàn bà Nga lại có dấu tay của tôi...

Mụ ta đâu rồi? Tôi cứ tưởng ngài sẽ đưa mụ ta đến... đối chất với tôi kia

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.