đấy...
– Mụ ấy đang nằm ở nhà thương. Người ta sắp đưa mụ ấy đến.
– Có chuyện gì xảy ra với mụ ta thế?
– Với mụ ấy thì không có chuyện gì cả. Chẳng qua là vì muốn mụ ấy
khai, mà Rolf đã quá tay với đứa bé.
“Nói láo, – Stierlitz nghĩ. – Nếu Kat khai, hắn đã chẳng giam mình
vào đây. Hắn mới loanh quanh gần sự thật thôi.”
– Được rồi, tạm thời không việc gì phải vội vàng...
– Tại sao lại “tạm thời”. Nói chung là không làm gì phải vội vàng
chứ?
– Tạm thời không làm gì phải vội vàng, – Stierlitz nhắc lại. – Nếu quả
thực ngài quan tâm đến cái dấu tay rắc rối trên chiếc va-li, thì tôi đã nhớ ra
rồi. Việc ấy làm cho tôi bạc thêm mấy sợi tóc, nhưng sự thật bao giờ cũng
chiến thắng – đó là niềm tin của tôi.
– Một sự trùng hợp đáng mừng về niềm tin giữa anh và tôi. Anh hãy
kể đi.
– Ngài phải cho gọi tất cả tốp cảnh sát canh gác khu vực phố Baiorete
đến đây. Tôi phải dừng xe ở khu vực ấy và người ta không cho phép tôi đi
qua, ngay cả khi tôi đã chìa tấm thẻ SD. Lúc ấy, tôi liền đi vòng qua phố
Kenenick. Ở đó người ta cũng ngăn tôi lại, thế là tôi bị nghẽn. Tôi xuống xe
xem có chuyện gì xảy ra và cảnh sát không cho phép tôi đi đến trạm điện
thoại tự động để gọi về chỗ Schellenberg. Trong đám cảnh sát ấy có hai
người – một còn trẻ, nhưng ốm yếu, chắc là mắc bệnh lao phổi, còn người
thứ hai, tôi không nhớ lắm, vì mặt anh ta bị dính bụi tro đen nhẻm. Tôi chìa
tấm thẻ SD cho họ và đi đến chỗ gọi điện thoại. Ở đấy có một người phụ nữ
bế con, tôi đã mang giúp chị ta chiếc xe nôi ra khỏi chỗ ngôi nhà đổ. Sau đó
tôi bê mấy chiếc va-li ra xa khu vực đang cháy. Xin ngài hãy nhớ lại bức
ảnh để ở trong hồ sơ chụp chiếc va-li tìm thấy sau trận bom. Một. Đối chiếu
việc tìm ra chiếc va-li ấy với địa chỉ mà mụ đàn bà Nga đã sống. Hai. Cho