máy điện thoại màu đen.
“Phải gọi điện cho con gái, – hắn nghĩ, – Chắc con bé sẽ mừng lắm.
Nó sống có vui vẻ gì cho cam”.
Dưới tấm kính của chiếc bàn viết to tướng, lờ mờ hình bóng hai khuôn
mặt trẻ con.
Bất ngờ Himmler như nhìn thấy rõ bộ mặt của Bormann và nghĩ rằng
cái tên vô lại ấy đã làm cho hắn lúc này không dám gọi điện cho con để
nói: “Chào con mèo con! Bố đây. Con vừa nằm mơ cái gì đấy, mặt trời của
bố?” Lúc này hắn cũng không thể gọi dây nói cho hai đứa con trai, vì chúng
là con của mụ vợ không có giá thú với hắn. Himmler nhớ rằng Bormann đã
im lặng vào năm 1943 khi hắn xin vay trong quỹ của đảng tám mươi nghìn
mác để xây dựng cho Martha, mẹ của hai đứa con trai hắn, một biệt thự ở
Bavaria, xa hẳn khu vực bị ném bom. Hắn cũng nhớ rằng, sau khi được
Bormann cho biết, Quốc trưởng đã nhìn hắn dò hỏi mấy lần trong những
lúc ăn tiệc chung ở Tổng hành dinh. Chính vì thế mà hắn không dám ly dị
với người vợ chính thức, mặc dù hắn đã không sống ở nhà sáu năm trời.
Hắn vẫn cứ phải dắt mụ đi dự các buổi chiêu đãi như thường.
“Bormann không dính dáng đến chuyện này, – Himmler tiếp tục nghĩ,
– mình tưởng lầm đấy thôi. Thằng súc sinh béo tốt ấy không phải là thủ
phạm gây ra nỗi đau khổ cho mình. Mình sẵn sàng chịu đựng mọi chuyện
xấu xa trong việc ly dị. Nhưng không bao giờ mình có thể đầu độc con bé”.
Himmler mỉm cười nhớ lại thời kỳ đầu tiên, khi hắn sống với người vợ
và đứa con gái nhỏ trong một căn phòng lạnh lẽo ở Nuremberg, trong cảnh
đói kém. Trời, chuyện ấy xa xôi biết bao, nhưng cũng gần gũi biết bao! Mới
có mười tám năm trôi qua. Hồi ấy, hắn làm thư ký cho Gregor Strasser,
“ông anh” của Quốc trưởng. Hắn lưu lạc khắp nước Đức, hắn ngủ ngồi ở
các nhà ga, ăn bánh mì không và uống một thứ nước tạm gọi là cà-phê, để
lo việc chắp nối liên lạc giữa các tổ chức của đảng. Hồi bấy giờ, nghĩa là
vào năm 1926, hắn không hiểu rằng ý đồ của Strasser là thành lập các đội
hiến binh SS, nảy ra không phải vì yêu cầu tất yếu, mà vì cuộc đấu tranh