ba giai cấp này sẽ rất nghiêm chỉnh: Platon nói rằng, công bình
(dikaiosune) của xã hội tùy thuộc từng người thể hiện chức vụ riêng
biệt của mình và không xen vào công việc của ngưởi khác (432-434).
Đối tượng của pháp chế của chúng ta không phải là phúc lợi của
một giai cấp nào, nhưng là của toàn thể cộng đồng. Pháp chế đó sử
dụng sự thuyết phục hay quyền lực để hợp nhất mọi công dân và làm
cho họ chia sẻ với nhau những phúc lợi mà từng người có thể đưa lại
cho cộng đồng; và mục đích của nó trong sự cổ vũ thái độ xây dựng
cộng đồng không phải là để mỗi người tự thỏa mãn chính mình, nhưng
là để làm cho từng người nên một móc liên kết trong sự hợp nhất của
tổng thể (519-520).
Platon xem như quan tâm về sự hòa hợp và ổn định của toàn thể xã
hội nhiều hơn là sự thỏa mãn của từng cá nhân trong đó. Chúng ta
có thể hoan nghênh “tinh thần cộng đồng” và từng người đóng góp
phần mình cho phúc lợi của xã hội, nhưng xem như Platon dự kiến
nhiều hơn điều đó qua sự phân chia xã hội một cách kỹ lưỡng và sự
nhấn mạnh từng mỗi cá nhân phải chu toàn nghĩa vụ được giao phó và
nghĩa vụ đó mà thôi. Đó là điều ông gọi là “công bằng” trong nhà
nước, nhưng điều đó hoàn toàn không phải là điều mà chúng ta hiểu
về từ đó − từ này bao hàm ý nghĩa bình đẳng trước pháp luật và phần
nào về công bình xã hội, hay phân phối sòng phẳng cho mọi người.
Nếu một người lao động không hài lòng là một người lao động, không
chấp nhận sự phân phối nghiệt ngã giới hạn về những nhu yếu phẩm
kinh tế và không có tiếng nói gì trong cuộc sống chính trị, thì nhà
nước của Platon sẽ bắt ép đương sự vẫn phải ở lại trong địa vị đó.
Nhưng vấn đề là một xã hội được tổ chức một cách nghiệt ngã như thế
với mục đích gì, nếu không phải là để phục vụ các phúc lợi cho từng
mỗi cá nhân trong đó?
Cộng hòa xã hội của Platon mang tính chuyên quyền, hơn nữa độc
quyền. Platon không chút hối tiếc về chế độ kiểm duyệt – ông đề
xướng trục xuất các nhà thơ và các nghệ sĩ khác khỏi xã hội lý tưởng