đặc biệt, người ta phải yêu thương chính mình, đó là ước mong cái tốt
nhất cho chính mình (1168b30). Nhưng tình bằng hữu (philia), theo
quan niệm của Aristoteles, thì chỉ có thể có được với một ít người; hơn
nữa, nó thực sự có được chỉ giữa những người tốt. Ngược lại, quan
niệm về tình yêu (agape, thường được dịch là “bác ái” hay “lòng
mến”) của Kinh thánh Tân Ước được hiểu là phổ quát và vô điều kiện.
Tôi nghĩ, nó bao hàm nhiều hơn là “thiện chí” (“good will”) của
Aristoteles (NE 1166b30). Lý tưởng nó đặt ra trước mắt ta là: Trước
nhất ta phải yêu thương hay xót thương (compassionate) tất cả mọi
người, không phân biệt giới tính, giống nòi, chủng tộc, giai cấp, dân
tộc. Và thứ đến, tình yêu thương hay lòng thương xót của ta không tùy
thuộc vào cách cư xử lễ độ hay vào các tài năng cá nhân làm cho một
sự thay đổi tâm tình và việc tha thứ là luôn có thể có được. Cái lý
tưởng song đôi này hầu như là những đòi hỏi không thể thực hiện đối
với Bản tính con người mong manh của chúng ta. Nhưng chúng ta có
thể cảm thấy có một điều gì thiếu sót cho một nền Đạo đức, khi nền
Đạo đức này không trưng ra điều ấy trước mắt ta.
SÁCH THAM CHIẾU, THAM KHẢO, ĐỌC THÊM
Thư văn cơ bản của Aristoteles: Nicomachean Ethics.
– Sarah Broadie và Christopher Rowe: Aristotle, Nicomachean
Ethics, Translation, Introduction, and Commentary, Oxford, Oxford
University Press, 2002; (Broadie cung cấp một dẫn nhập đặc biệt về
các vấn đề triết học và trình bày những giải thích chi tiết với biện
luận).
– J.O. Urmson: Aristotle’s Ethics, Oxford, Blackwell, 1988; (Một
dẫn nhập dễ hiểu hơn).
– Eugen Rolfes: Nikomachische Ethik, Felix Meiner, Hamburg,
1985, xb lần 4.
– Olof Gigon: Nikomachische Ethik, Artemis & Winkler,
Düsseldorf, 2007, xb lần 2.