một quãng đời độ một phần tư thế kỷ. Sau đó, tôi thử tiếp cận hội giáo
Quaker và được thu hút bởi cuộc sống linh đạo và sự dấn thân đạo đức
và xã hội, không giáo điều, không tuyên tụng các bản đức tin, và như
thế tôi gia nhập “Hội giáo các Bạn hữu” (Religious Society of Friends
[tức của Quaker, ND]), hội giáo hiểu rằng Kitô giáo “không phải là
một khái niệm, nhưng là một con Đường”.
Trong chương sách này, tôi sẽ trước tiên xem xét bối cảnh “Học
thuyết về vũ trụ” chung cho Do Thái giáo và Kitô giáo (cũng như cho
Đạo Islam) – đó là Quan niệm Nhất thần về Thượng đế. Chủ đề
tranh luận từ “thuở đời đời” này, ta khó mà trốn tránh được. Nhưng ở
đây, tôi chỉ cống hiến một cái nhìn ngắn gọn. Bởi chủ đề chính ở đây
là Quan niệm của Do Thái giáo và Kitô giáo về Bản tính con
người. Vấn đề này sẽ được trình bày thông qua các tiêu đề Lý thuyết,
Chẩn bệnh và Toa thuốc.
BỐI CẢNH SIÊU HÌNH:
KHÁI NIỆM CỦA DO THÁI GIÁO VÀ KITÔ GIÁO VỀ
THƯỢNG ĐẾ
Sách Sáng thế: Ba chương khai mở sách Sáng thế (Genesis), tập
sách thứ nhất của bộ Kinh thánh Do Thái giáo, thuật kể Thượng đế
(God, hay Đức Chúa Trời) tạo dựng vũ trụ và con người. Câu chuyện
tiếp tục với những hậu duệ của Adam (chương 4-5), lụt đại hồng thủy
và con tàu ông Noah (chương 6-9), hậu duệ của Noah và tháp Babel
(chương 10-11). Tất cả được thuật kể như lịch sử phổ quát của con
người. Chúa gọi Abram được trở nên tổ phụ (đổi tên là Abraham) của
Dân được Ngài tuyển chọn − dân Do Thái − bắt đầu với chương 12, và
tất cả phần còn lại của Kinh thánh Do Thái giáo đều liên hệ đến lịch
sử “các con cái dân Israel”.
Ta hãy xem Thượng đế được được trình bày như thế nào trong
những chương sách khai mở phổ quát này. Trong sách Sáng thế
(Genesis) 1-2:3, tiếng Do thái (Hebrew) để chỉ Thượng đế là elohim
(số nhiều), còn trong trình thuật thứ hai về chuyện tạo thành (2:4tt.),