chỉ một người suy tư ra. Moses nay không còn được tin là tác giả của
phần Ngũ thư kinh (Năm tập sách đầu tiên trong Kinh thánh Do Thái).
Đức Jesus dĩ nhiên là trung tâm của Kitô giáo, nhưng dẫu cho có nhiều
câu nói được cho là phát xuất từ Ngài, Ngài cũng đã không từng để lại
một thư văn nào − trường hợp của Paulus thì lại chắc chắn là có. Còn
Do Thái giáo và Kitô giáo lại có nhiều bản văn khác nhau và hơn nữa
đối nghịch nhau.
Đàng khác, hiện đã lớn lên, cách riêng từ hơn hai thế kỷ vừa qua,
một đội ngũ hùng hậu các chuyên gia về cổ ngữ Do Thái, Aramic và
Hy Lạp, rồi về khảo cổ và lịch sử các cộng đoàn đã sản xuất ra các văn
bản Kinh thánh, và như thế hiện nay có cả một ngành công nghiệp rất
lớn về nghiên cứu và chú giải hàn lâm. Các bản văn được viết ra thuộc
nhiều thời kỳ khác nhau, được xuất bản bởi nhiều bàn tay khác nhau,
sản xuất và sử dụng cho những mục đích khác nhau. Và chúng được
các nhà thần học qua suốt nhiều thế kỷ sử dụng để hỗ trợ những quan
điểm thần học khác nhau. Nếu bảo rằng có một đức tin Do Thái − Kitô
giáo nơi X, một quan niệm Hebrew nơi Y, hay một cái nhìn Tân Ước
nơi Z, thì quả là một sự liều lĩnh trong định kiến hay quá giản lược.
Quả thật, sẽ không thể làm vừa lòng tất cả mọi người − những tín
nhân với những giải thích đức tin đối địch của họ, những học giả với
những tranh luận hàn lâm của mình. Không có chuyện một tiếp cận
khách quan, trung lập về Kinh thánh, vô tội vạ với những thành kiến,
những định kiến. Vậy nên sòng phẳng với độc giả của chương sách
này với câu hỏi “tôi đến từ đâu” (“where I am coming from”), những
tiền kiến của tôi là gì. Vâng, thưa đây: Tôi [tức tác giả của chương
sách này: Leslie Stevenson, ND] được giáo dục từ một gia đình Anh
giáo, nhưng sớm đặt ra những câu hỏi cơ bản. Chịu ảnh hưởng của hệ
phái evangelical [tức hệ phái Phúc âm tin nhận thẩm quyền tuyệt đối
của Kinh thánh, không khoan nhượng trước những quan điểm thần
học lịch sử mang tính phê phán về Kinh thánh, ND] hồi là sinh viên.
Tôi đã dần dần xa bỏ họ và đi đến suy nghĩ tôi là một kẻ vô thần cả