và giao cấu, điều đó như vậy sẽ chỉ là một quan điểm quá đơn giản
hóa về cách hành xử của thú vật. Chúng ta, những con người, có nhu
cầu tìm đến ý nghĩa và chủ đích. Chúng ta cần thao tác, hay ít nữa
tìm cách làm một điều gì đó để thực hiện một mục đích có ý nghĩa.
Nếu những ham muốn của chúng ta cho việc ăn uống và giới tính
được thỏa mãn đầy đủ (như trong một số giáo thuyết lớn về cảnh giới
địa đàng hay thiên đàng) nhưng không còn gì khác để làm, thì chúng
ta sớm chầy sẽ trở nên chán ngán!
Freud lưu ý, theo quan điểm của ông, rằng không phải tất cả mọi
người đều đáng được yêu mến. Ông có ít kính trọng đối với đại bộ
phận dân chúng, những kẻ − theo ông nghĩ – hành động cư xử theo
“nguyên tắc khoái lạc” (“the pleasure principle”), và ông có ít hy vọng
rằng Bản tính con người có thể thay đổi từ cơ bản, thí dụ như những
kinh nghiệm xã hội triệt để trong nước Nga Xô Viết. Trong tác phẩm
Tại sao chiến tranh? (Warum Krieg?, Why War?) − một trao đổi thư
tín công khai với Albert Einstein − ông gợi ý về một nhu cầu phần nào
tương tự như những “người canh gác nhà nước” của Platon, khi ông
viết “... phải cần nhiều lo lắng hơn nữa, đào luyện một lớp người cấp
trên với tư duy độc lập, không luồn cúi trước đe dọa, và nhiệt tình theo
đuổi sự thật, với trách nhiệm là đem lại đường hướng cho quần chúng
thiếu tự chủ” (SE XXII, 212). Cuối thư, ông biểu đạt một hy vọng nhỏ
cho một tương lai lâu dài của nhân loại không còn chiến tranh, nếu sự
phát triển của văn hóa tăng bồi được năng lực của trí tuệ và giảm thiểu
được những xung lực của hấn chiến.
Về tổng bộ công trình và sự nghiệp của Freud thì không thể có
một phán quyết dứt điểm nào cả. Năng lực suy tưởng của Freud trong
việc nêu lên những luận thuyết tâm lý học mới là một điều hiển nhiên,
cũng như rõ ràng là sự can trường của ông dấn bước lên những lĩnh
vực tâm lý đầy cảm xúc và nhiều tranh cãi. Nhưng việc lý thuyết hóa
của ông thì mang tính hoài bão quá lớn và trở nên quá xa cách với khả
năng khảo chứng thực nghiệm, do đó có thể làm nguy hại cho tính