trưởng thành. Cũng vậy, sự kiện (nếu đó là một sự kiện) những gốc rễ
của niềm tin tôn giáo có thể nhìn thấy trong thời thơ trẻ không tự động
có nghĩa nó phá hại mọi hình thức tôn giáo trưởng thành. Freud trong
suốt cuộc đời của mình là một người vô thần, kẻ nghĩ rằng mọi hoặc
phần nhiều các hình thức tôn giáo gây hại nhiều hơn là làm cho tốt,
nhưng quan điểm này không xuất phát từ học thuyết phân tâm học.
Trong chương bốn của tác phẩm Bất mãn trong văn minh văn hóa
(Unbehagen in der Kultur, Civilization and Its Discontents), Freud
khẳng định, số ít thánh nhân có khả năng sống theo lời dạy của Kinh
thánh “hãy yêu thương người lân cận như chính mình” đã thực sự
nhận được năng lực tinh thần thích đáng từ bản năng dục tính. Ông
viết: “Điều mà họ làm được như thế trong đời sống của mình, tình
trạng của một cảm xúc thăng bằng, kiên vững và âu yếm, chỉ còn có
chút ít giống nhau bên ngoài với những khích động như bão táp của
tình yêu dục tính mà từ đó nó được phát xuất” (SE XXI, 102). Nhưng
đó là khẳng định hơn là lý lẽ. Sẽ có phần hợp lý hơn, nếu nói rằng tình
yêu mến (agape) Kitô giáo phát xuất từ một xu hướng tự nhiên, thì
tình yêu có tính bản năng của cha mẹ đối với con cái (và những cảm
xúc che chở và âu yếm của nhiều người đối với phần lớn các trẻ em)
sẽ là một “dự tuyển” thế giá hơn [tức có thể hợp lý hơn là do tình yêu
dục tính, ND].
Tương tự như thế, khẳng định của Freud nói rằng năng lực mà một
số người dành cho nghệ thuật và khoa học cũng phải là “dục tính
được kìm hãm vì chủ đích” (aim-inhibited libido), một sự thăng hoa
của xung lực giới tính, là điều không được minh chứng. Đoán chừng
Freud cũng có thể nói điều tương tự như thế đối với các lực sĩ điền
kinh và thể thao, cũng như đối với nhiều hoạt động khác của con
người không liên hệ đến việc ăn uống hay giới tính, kể cả đối với
những khảo nghiệm lý thuyết lâu dài của chính đời ông! Freud muốn
xây dựng một lý thuyết sinh vật học về động cơ của con người, nhưng
xem chừng ông thừa nhận rằng, tất cả phải quy về sự kiện dinh dưỡng