sau tấm kính, để nói lên ý nghĩa của điều tưởng là vô nghĩa; những
phát ngôn vô nghĩa nhưng không vô nghĩa là một thể văn châm biếm
hay ca tụng, được cả Shakespeare dùng, cũng như hai tác giả anh em
Grimm sử dụng trong các tác phẩm chuyện cổ tích thần kỳ của mình;
câu thơ trên dịch theo từng chữ sẽ là “con lợn màu xanh ủn ỉn đi khỏi
nhà”, xem Wikipedia 11.08.2016, ND]), cũng không phải vô nghĩa
rằng “Colorless green ideas sleep furiously” (Noam Chomsky: “những
tư tưởng xanh không màu ngủ điên tiết”), không phải minh thị tự mâu
thuẫn như “Death is the end of life, but some people live after death”
(“Chết là hết sống, nhưng có một số người lại sống sau chết”). Những
phát ngôn siêu hình là quá hỗn hợp để có thể bác bỏ một cách đơn
giản như là những điều vô nghĩa, chúng cần được thận trọng quan tâm
trong chi tiết.
Nhưng, sự thách thức vẫn tồn tại, rằng bất cứ phát ngôn nào − nếu
nó không phải một phê phán về giá trị, cũng không phải là thật bởi
định nghĩa, cũng không thể thử nghiệm bởi quan sát, đều có một định
vị cần phải được nghiệm xét. Những thí dụ được bàn đến ở trên cho
thấy rằng, một số những khẳng định hay nhất và gây tranh cãi nhất về
Bản tính con người có thể không nhất thiết là những phát ngôn khoa
học hay có thể chứng minh bằng thực nghiệm. Điều ấy không cần thiết
là phải lên án chúng toàn bộ, nhưng điều quan trọng là phải xác minh
điều đó, bởi chúng không thể khẳng định lợi thế của những sự thật
khoa học được xác minh bởi những quan sát khách quan và những
luận cứ thuần lý trí hay mang tính văn hóa trung lập. Có lẽ những phát
ngôn siêu hình như thế có thể có một loại chức năng chính đáng,
nhưng tốt hơn ta phải cặn kẽ truy tìm loại chức năng ấy là gì trong mỗi
trường hợp.
Các chương trình giảng dạy về triết học luân lý, triết học ngôn ngữ,
lý thuyết tri thức và triết học khoa học sẽ giảng giải những vấn đề đó
sâu rộng hơn. Nhưng chủ đích của tập sách này là nghiệm xét những