CHƯƠNG 1
Khổng giáo:
ÐẠO CỦA HIỀN NHÂN
Không một nhân vật nào khác có ảnh hưởng trên tử tưởng và văn
hóa Trung Hoa hơn là Khổng Tử (551 − 479 TCN). Người phương
Tây dân dã ít được biết đến nhân vật quan trọng này, kẻ được coi là
“người thầy của vạn thế hệ” (“vạn thế sư biểu”) trong lịch sử Trung
Hoa. Ông sinh ra trong gia đình họ Khổng, một gia đình quý tộc
nhưng nghèo, thuộc nước Lỗ, nay thuộc tỉnh Sơn Đông, bờ biển phía
Đông Trung Quốc. Chúng ta được nghe nói, ông sớm mồ côi cha và
rất ham học. Sau này khi lớn lên, ông đã bỏ nước Lỗ và đi qua nhiều
nước khác trong vùng [như Tề, Tống, Vệ], sẵn lòng giúp việc như một
tư vấn cho các vua quan phong kiến thời bấy giờ, nhưng ông đã không
nhận được một chức vụ nào cho phép ông đưa ra thực hiện những tư
tưởng xã hội của ông, và Khổng Tử đã trở về lại nước Lỗ dành cuộc
đời còn lại cho công việc dạy học. Chi tiết về sự thất bại trên đây nên
được ghi nhận khi xem xét về một số khía cạnh vấn đề trong giáo huấn
của ông. Khổng Tử được sử biên niên Trung Hoa tôn trọng như một
người thầy lớn, đức Khổng, phương Tây thường gọi ông là Great
Master K’ung.
Theo hiểu biết hiện nay, tập Luận Ngữ là nguồn thư văn được coi là
đáng tin cậy nhất về tư tưởng của Khổng Tử. Luận Ngữ là tập hợp
những lời dạy của Khổng Tử được các đệ tử sưu tầm gom góp lại sau
khi Khổng Tử qua đời. Tranh luận hàn lâm đặt câu hỏi, chỉ một vài