những thử nghiệm mới và nhận được định vị sự thật (ít nữa là tạm
thời). Khái niệm “siêu hình” là một từ có nhiều sử dụng, một số sử
dụng mang tính danh dự, một số khác thì không. Trong cách sử dụng
của Popper, phát ngôn siêu hình không phải không có ý nghĩa, cũng
không phải hoàn toàn vô dụng, nhưng chúng dứt khoát không khoa
học.
Ta hãy nghiệm xem một phát ngôn đặc trưng siêu hình về Bản tính
con người, ấy là chúng ta có những linh hồn bất tử (hay chúng ta thiết
yếu là những linh hồn bất tử). Thường một linh hồn được hiểu (td.
trong thuyết nhị nguyên của Platon và Descartes) là một bản tính phi
vật chất, không quan sát được, tồn tại xuyên suốt thời gian. Sự hiện
hữu của những linh hồn phi vật chất và bất tử như thế có thể minh
chứng được chăng? Và quan trọng hơn nữa, sự hiện hữu đó có thể bị
phản chứng là không có căn cứ bởi một số quan sát tri giác nào đó
chăng? Dĩ nhiên, những thực trạng ý thức của chúng ta, những tư
tưởng và những cảm xúc, và cả những thực trạng tâm linh của chúng
ta có thể được diễn tả qua những gì ta nói và ta làm, cũng như trong
cách ta nói và ta làm. Nhưng sự hiển nhiên này cũng đều có trong cả
hai quan điểm hoặc nhị nguyên hoặc duy vật về Bản tính con người,
và không thể đưa ra để minh chứng có lợi cho một trong hai, bởi
những kẻ duy vật có thể nói rằng mọi trạng thái tinh thần của chúng
ta một cách nào đó đã được thể hiện trong những tâm trạng của bộ não
của chúng ta rồi. Những kẻ duy linh, những kẻ tin rằng những kẻ đã
chết có thể liên lạc với chúng ta, sẽ nói rằng những buổi trò chuyện
(với kẻ chết) của họ đưa lại sự hiển nhiên về sự hiện hữu tiếp tục của
những người “thuộc bên kia thế giới” – nhưng dĩ nhiên định vị về sự
“hiển nhiên” này là rất gây tranh cãi, và thường không chịu một sự
kiểm tra độc lập. Và nếu “bà đồng cốt” thực sự có được những chi tiết
về một ai trong cuộc trò chuyện kia mà những thông tin đó không thể
có được thông qua những cách trao đổi bình thường, thì giả thuyết một