xã hội này phải đối xử với họ cũng bằng những cách khác nhau, đến
một chừng mực nào đó (phải được tranh luận!). Có cả một số những
người “nữ quyền phân biệt” đưa ra khẳng định rằng, phụ nữ tự bẩm
sinh về mặt luân lý cao hơn nam giới, bởi họ có xu hướng chăm sóc,
thịnh tình và cộng tác hơn.
Phản ứng chống lại Thuyết Bản năng −
Tâm lý học hành xử (Behaviorist)
Bên trong tâm lý học, cũng có một mẫu hình tương tự phát xuất từ
ảnh hưởng sơ khởi của những tư tưởng của Darwin (hay giả thiết là
của Darwin), đưa đến kết quả một sự phản ứng mãnh liệt chống lại
những tư tưởng đó. Như ta đã thấy trong chương 10, tư tưởng của
Sigmund Freud có thể được mô tả như một thử nghiệm đặt tâm lý học
trên một cơ sở Sinh vật học. Nó giả định bản năng như những lực điều
động cơ bản trong tâm thức con người, nhưng nó một cách nào đó lại
có vẻ mơ hồ trong cách diễn tả về chính nó. Tại Hoa Kỳ, khái niệm
bản năng cũng được sử dụng trong tâm lý học của William James
(1842 − 1910) và của William McDougall (1871 − 1938). James định
nghĩa bản năng như “khả năng hành động một cách tạo ra một số mục
đích nào đó mà ta không thấy trước, hoặc không cần đến một huấn
luyện nào trước đó cho việc biểu hiện”, và ông bao gồm trong bản
năng những điều như đứng, đi, cạnh tranh, tức giận, oán hờn, sợ hãi −
một danh mục khá dài và khá khác biệt với danh mục của Freud!
James là một triết gia suy tư sâu và là người sáng lập nền Tâm lý học
khoa học, nhưng đó cũng là một phản ứng không thể tránh khỏi đối
nghịch lại sự mơ hồ được nói đến ở trên. Cuối cùng ra, nếu chúng ta
phải nhìn nhận bản năng ở số nhiều, thì cũng phải có một cách thức
xác định có bao nhiêu trong những chủng loại được bàn đến.
Phong trào “hành xử” (“behaviorist”) được khai triển bởi John B.
Watson (1878 − 1958) đề xướng đặt tâm lý trên một cơ sở phương
pháp luận nghiêm ngặt mới bằng cách định nghĩa nó như một nghiên
cứu về những hành xử quan sát được của thú vật và của con người, và